(HBĐT) - Vừa qua, Bộ NN&PTNT ban hành Thông báo kết quả xếp hạng các địa phương về triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản năm 2022, trong đó, Hòa Bình là địa phương đứng thứ 3 toàn quốc.


Đoàn công tác Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất tại Công ty Cổ phần Kim Bôi (Lạc Thủy). 

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Trong năm 2022, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo ATTP được tỉnh ta tổ chức dưới nhiều hình thức nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của toàn xã hội đối với vấn đề ATTP.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tăng cường lấy mẫu giám sát chất lượng, ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các mẫu vi phạm về chất lượng, ATTP đều được truy xuất nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật. Tính đến hết năm 2022, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh đã hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 111 cơ sở sản xuất - kinh doanh nông, lâm, thủy sản; triển khai hỗ trợ 28 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi được chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ. Lũy kế đến nay đã hỗ trợ chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ cho 147 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; cấp 12 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các tổ chức, cá nhân, hiện 87 cơ sở đã được xác nhận.

Cũng trong năm 2022, đã có 14 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác có sản phẩm nông sản xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, EU, Hà Lan, Đức, tăng 75% về số cơ sở so với năm 2021. Tổng khối lượng sản xuất, sơ chế và chế biến của 14 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác ước đến hết năm 2022 là 48.027 tấn, tăng 19,17% so với năm 2021; tổng doanh thu ước đạt 1.240,8 tỷ đồng, tăng 24,35% so với năm 2021. Qua đó khẳng định chất lượng nông sản của tỉnh đã vươn xa đến các thị trường khó tính trên thế giới.

Với những nỗ lực quản lý ATTP nông, lâm, thủy sản năm 2022, ngành NN&PTNT Hòa Bình đã được Bộ NN&PTNT xếp hạng thứ 3 toàn quốc về triển khai công tác quản lý ATTP nông, lâm, thủy sản năm 2022. Đây là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh ta lọt vào tốp đầu các địa phương thực hiện tốt công tác này trong cả nước.

P.V


Các tin khác


Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 4.297 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ngay từ đầu năm, đơn vị đã chủ động triển khai các giải pháp huy động vốn từ dân cư và phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH.

Động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số

Khát vọng vươn lên của Việt Nam đang ngày càng cháy bỏng. Với kinh tế số, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có cơ hội đồng hành, bắt kịp cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp mới. Nắm bắt thời cơ, ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 411-QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời nhấn mạnh đây là nhiệm vụ được đặt ở mức ưu tiên cao.

Tỉnh Hòa Bình tăng 9 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số PCI năm 2022

(HBĐT) - Sáng 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022.

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số kinh tế cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022

Ngày 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Thay vì xếp hạng 63 tỉnh thành, năm nay chỉ điểm danh 30 địa phương có điểm số PCI tốt nhất.

Quỹ Tín dụng nhân dân liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến: Nỗ lực vươn lên trong bối cảnh cạnh tranh tín dụng

(HBĐT) - Trong những năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến không ngừng nỗ lực kiện toàn, phát huy hiệu quả bộ máy nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng, phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.

Nâng cao năng lực cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Hoà Bình là tỉnh miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 75%, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống. Trong những năm qua, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân tộc, tỉnh đã quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD), chuẩn hoá đội ngũ cán bộ người DTTS. Qua đó nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ cán bộ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục