(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành chức năng, những tháng đầu năm, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng khá.
Ngành dệt may đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ảnh chụp tại Công ty CP may xuất nhập khẩu Sma Vina Việt - Hàn (TP Hòa Bình).
Trên thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ sôi động, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp quý I/ 2023 ước tăng 0,5% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,57%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,45%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,47%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,84%.
Trong quý I là thời điểm có Tết Nguyên đán, do đó hoạt động bản lẻ hàng hoá và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng diễn ra sôi động. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng, đưa ra nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân trong dịp Tết. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I ước đạt ước đạt 16.110 tỷ đồng, thực hiện 25,98% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng đến tháng 3/2023 ước tăng 0,33% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng giá các nhóm: lương thực, thực phẩm; đồ uống; may mặc.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 63 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, nhóm hàng điện tử 17 doanh nghiệp, nhóm dệt may 19 doanh nghiệp, nhóm hàng kim loại 2 doanh nghiệp, nhóm hàng nông sản 8 doanh nghiệp, nhóm hàng hóa khác 17 doanh nghiệp. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 361,65 triệu USD, ước tăng 7,34% so với cùng kỳ, thực hiện đạt 21,34% kế hoạch năm. Cụ thể, nhóm hàng dệt may ước đạt 114,004 triệu USD, tăng 11,77% so với cùng kỳ, chiếm 31,52% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; nhóm hàng điện tử ước đạt 195,613 triệu USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ, chiếm 54,09% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; mặt hàng nông sản chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu xuất khẩu (gần 1%).
Trên địa bàn tỉnh hiện tại chưa hình thành trung tâm logistic. Tuy nhiên, hoạt động cung cấp dịch vụ logistic như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng container… được thực hiện tại một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều nội dung nhằm phát triển logistics, tận dụng tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có, giảm chi phí logistics, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong tỉnh.
UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2140/QĐ-UBND, ngày 14/9/2018 quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó quy hoạch 1 trung tâm logistic trên địa bàn huyện Lương Sơn. Đến nay, dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đang được hoàn thiện, tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó quy hoạch trung tâm logistic trên địa bàn TP Hoà Bình và huyện Lương Sơn. Thời gian qua, tỉnh đã chủ động kêu gọi một số công ty, tập đoàn lớn vào tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dịch vụ logistics như: Tổng công ty CP bưu chính Viettel - Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel; liên danh Công ty CP thương mại Dạ Hợp và Công ty CP đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long... Đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện các thủ tục theo quy định nhằm xây dựng khu kho bãi, cung cấp dịch vụ logistic tại dự án khu nhà ở công nhân và dịch vụ công nghiệp tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình.
Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, phát triển thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình hành động, đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đầu tư hoàn hiện hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo thuận lợi triển khai thực hiện dự án.
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã ký kết khai thác hiệu quả các thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong quá trình sản xuất và xuất khẩu để xây dựng hình ảnh, thương hiệu, xúc tiến thương mại, chia sẻ kinh nghiệm, cùng xây dựng thương hiệu quốc gia. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, tập trung vào nâng cao nhận thức, khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như: thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu… Mở rộng thị trường xuất khẩu đối với cây ăn quả có múi, các sản phẩm chế biến và mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh, hướng tới thị trường các nước ASEAN, Mỹ, EU, Úc, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia. Tăng cường thu hút doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại nhằm thúc đẩy kinh tế...
V.H
Bộ Công Thương giao các cơ quan đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo chuyển biến trong phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ theo hướng hiện đại.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tổ chức sáng 20/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt còn tồn tại trong phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước giai đoạn vừa qua, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập theo quy định.
(HBĐT) - Rủi ro trong ngắn hạn ở thị trường bất động sản (BĐS) đang hiện diện rõ rệt, đặc biệt với các nhà đầu tư (NĐT) sử dụng đòn bẩy tài chính với tỉ lệ cao. Nhiều nhà, đất dù giảm giá nhưng cũng khó có thể tìm được người mua. Hiện nay, tâm lý của NĐT nói chung thận trọng hơn; những người đã bán được BĐS thì ưu tiên gửi tiết kiệm hơn là đầu cơ vào nhà đất.
(HBĐT) - Ngày 19/4, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lạc Thủy phối hợp với UBND, Hội Nông dân thị trấn Ba Hàng Đồi tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, quy trình xử lý, đóng gói quả thanh long tươi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tham gia lớp tập huấn có 30 học viên là các hộ nông dân có diện tích trồng thanh long tiêu biểu hoặc đã được cấp mã số vùng trồng trên địa bàn thị trấn.
(HBĐT) - Sáng 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì Phiên họp thứ tư về cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) gắn với chuyển đổi số (CĐS) và công bố kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022); Chỉ số CCHC năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (PAR INDEX 2022). Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ CCHC tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 541/QĐ - UBND về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.