(HBĐT) - Những ngày này, xã Pà Cò (Mai Châu) vào mùa thu hoạch mận. Do thời tiết thuận lợi, sản lượng mận năm nay đạt cao, giá thành ổn định nên bà con rất phấn khởi.


Người dân xã Pà Cò (Mai Châu) phấn khởi thu hái mận.

Đến xã Pà Cò, nhìn những quả mận tam hoa, mận hậu căng mọng, trĩu trịt trên cành mà thấy vui. Trao đổi với chúng tôi, chị Hàng Y Hoa ở xóm Trà Đáy cho biết: Năm nay mận được mùa, vừa to, vừa thơm. Mận chín đến đâu là có người tìm về thu mua hết, giá đầu vụ lên đến 25.000 – 30.000 đồng/kg mang lạithu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.

Đến thăm 7 xóm trên địa bàn xã Pà Cò trong những ngày tháng Năm,mận đang vào độ chín tới, rất dễ thấy hình ảnh bà con khẩn trương thu hoạch. Ở xã Pà Cò hầu như nhà nào cũng trồng từ vài chục đến vài trăm gốc mận. Những năm gần đây, mận ở xã Pà Cò được người tiêu dùng ưa chuộng, sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế thu đượctừng bước đi vào ổn định, vì thế mỗi một năm số lượng cây trồng, cũng như sản lượng mận trong xã cung ứng cho thị trường tăng lên. Thời gian này là thời điểm đầu mùa mận nên khi bà con thu hoạch xong đến đâu đã có thương láitrong và ngoài tỉnh đến tận vườnthu mua ngay đến đó. Mỗi ngày, riêng trên địa bàn đã cung ứng cho thị trường gần 1 tấn mận. Theo đó, mận loại tốt, quả to đẹp được bán với giá 30.000 đồng/kg, mận loại thường từ20.000 – 25.000 đồng/kg. Giá bán lẻ dao động từ 35.000 – 50.000 tùy vào chất lượng từng loại quả

Chị Sùng Y Tếnh, xóm Pà Háng Lớn là người đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc mận nhiều năm nay. Gia đình chị là hộ trồng mận nhiều nhất xóm. Mỗi vụ mận, trừ mọi chi phí, gia đình chị thu lãi được gần chục triệu đồng. Theo chị Sùng Y Tếnh,mận là loại cây dễ trồng, các khoản chi phí đầu tư cho cây cũng không nhiều, tuổi thọ trung bình khá cao nên người dân chỉ cần dành khoảng thời gian để chăm sóc, vun xới cũng có thể thu được lợi nhuận ổn định. Nhờ đó, từ một hộ nghèo, gia đình chị đã là hộ có kinh tế khá trong xã, từng bước làm giàu bằng mô hình kinh tế vườn rừng.

Ông Sùng A Phư, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Pà Cò cho biết: Cả xã có gần 200 ha mận. Nhà nào ít cũng đôi, ba chục cây, nhà nhiều có cả ha. Cây mận dễ sống, không tốn nhiều công chăm sóc nên bà con không chỉ trồng trong vườn quanh nhà mà còn đưa cả lên nương. Vài năm gần đây, mận được giá, tư thương đến mua tận vườn nên bà con rất phấn khởi. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mận thấy bà con sửa chữa, làm mới nhà cửa, mua cái tivi, tủ lạnh, xe máy mới. Cây mận giờ không còn là cây giảm nghèo nữa mà trở thành cây làm giàu cho người dân.

Những năm gần đây, nhờ được tập huấn nâng cao kiến thức về KHKT trong sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Pà Cò đã tích cực áp dụng kiến thức trong việc trồng những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Chính quyền xã luôn tuyên truyền cho người dân hướng đến biện pháp trồng các loại cây ăn quả ngắn ngày trước lúc lúa giáp hạt để bà con có thêm thu nhập, chuyển những nơi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng. Nhờ đó, đời sống của người dân nơi đây ngày một được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chỉ còn 32,03%.


 

 

Hoàng Anh
Thị trấn Mai Châu (Mai Châu)

 


Các tin khác


Quyết liệt chỉ đạo cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(HBĐT) - Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo số 3402/TB-VPUBND về Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo đã kết luận:

Xã Phú Vinh dồn lực làm đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Xác định làm đường giao thông nông thôn là một trong những yếu tố quyết định để phát triển kinh tế, cơ sở để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Phú Vinh (Tân Lạc) tranh thủ mọi nguồn lực và huy động sức mạnh toàn dân sửa chữa, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông, tạo thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống cho người dân.

Xã Dũng Phong: Khai thác lợi thế, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân

(HBĐT) - Nằm ở vị trí trung tâm của 5 xã vùng cao phía Nam huyện Cao Phong, Dũng Phong là xã đầu tiên của tỉnh cán đích xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong xã đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng được xây dựng khang trang, cuộc sống người dân nâng lên rõ rệt.

Bền bỉ, quyết liệt cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

(HBĐT) - Đầu tháng 4 vừa qua, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) chính thức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022. Theo bảng xếp hạng PCI, Hòa Bình đứng thứ 53/63 tỉnh, thành phố với tổng điểm 62,81 điểm, tăng 9 bậc so với năm 2021. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho hội viênxã Thạch Yên

(HBĐT) - Để hỗ trợ hội viên nông dân có điều kiện phát triển sản xuất và mở rộng quy mô chăn nuôi trâu sinh sản, thông qua khảo sát, nắm tình hình và xuất phát từ nhu cầu chính đáng của hội viên nông dân, Hội Nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân huyện Cao Phong tiến hành giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp năm 2023.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường, sinh thái... Những năm qua, công tác quản lý chất lượng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản (NLTS) luôn được các cấp, các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục