(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.



Công ty Điện lực Hòa Bình làm việc với khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh, kêu gọi tham gia Chương trình DR để giảm áp lực cho lưới điện trong mùa nắng nóng. 

DR là chương trình được triển khai nhằm khuyến khích khách hàng chủ động giảm nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia khi có yêu cầu. Qua đó góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải. Chương trình DR áp dụng với các khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện từ 1 triệu kWh/năm trở lên, đã được trang bị công tơ điện tử đo đếm từ xa và được truyền số liệu theo chu kỳ 30 phút một lần, DN có khả năng tiết giảm điện trong vòng 30 phút kể từ khi nhận được thông báo của ngành điện. Tham gia chương trình DR, mỗi DN có thể giảm được khoảng 1% chi phí tiền điện.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Bình, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Năm 2023, do ảnh hưởng của hiện tượng EL Nino, tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài gây thiếu hụt nước nghiêm trọng cho các hồ thủy điện. Trong khi đó nhu cầu sử dụng điện tăng cao, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng như hiện nay. Do đó, việc tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả của khách hàng là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo cung cấp điện. Thực hiện chương trình DR, ngay từ đầu năm 2023, công ty đã đẩy mạnh tuyên truyền, tiếp tục gia hạn thời gian thỏa thuận điều chỉnh phụ tải đối với các khách hàng đã cam kết trước đây và đạt được các thỏa thuận với các khách hàng mới. Đến hết tháng 2/2023, có 95/98 khách hàng lớn trên địa bàn tỉnh cam kết điều chỉnh phụ tải, đạt tỷ lệ 97%. Trong số này, PC Hòa Bình đã lựa chọn 81 khách hàng thực hiện chương trình DR năm 2023.

Theo đồng chí Phó Giám đốc PC Hòa Bình, các khách hàng ký kết thỏa thuận tham gia, tự nguyện phi thương mại được hưởng các chính sách về chất lượng và dịch vụ cung cấp điện ưu tiên cao nhất. Như ưu tiên cung cấp điện, nhận các thông tin ngừng, giảm cung cấp điện; miễn phí nhân công trong các dịch vụ do khả năng cung cấp của đơn vị điện lực, như bảo dưỡng định kỳ trạm biến áp, thí nghiệm thiết bị điện. Với nhiều lợi ích đem lại, thời gian qua, chương trình DR đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của nhiều khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn. Như Công ty TNHH Bandai Việt Nam (TP Hòa Bình), một trong những DN đi đầu tham gia chương trình DR do PC Hòa Bình triển khai.

Công ty này hiện nay có khoảng 900 công nhân, trung bình 1 tháng sản xuất trên 1,2 triệu sản phẩm với chi phí tiền điện trên 300 triệu đồng/tháng. Ông Phạm Ngọc Hùng, Trưởng phòng quản lý sản xuất, Công ty TNHH Bandai Việt Nam cho biết: Khi tham gia chương trình DR, công ty thu được "lợi ích kép", vừa giảm khoảng 20 - 30% sản lượng điện, vừa được EVN Hòa Bình hỗ trợ xử lý các sự cố điện, tư vấn giải pháp chống tổn thất. Từ đó, công ty đã tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Theo dự báo, năm nay thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể xảy ra nắng nóng gay gắt kéo dài nên nhu cầu sử dụng điện của khách hàng vì thế sẽ tăng cao. Đồng chí Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Để bảo đảm điện phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, công ty tiếp tục tuyên truyền, vận động những đơn vị tiêu thụ điện lớn, các DN tham gia chương trình DR. Bên cạnh đó, khuyến cáo đến khách hàng thực hiện các giải pháp để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng 2023.


 Viết Đào

Các tin khác


Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục