(HBĐT) -Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh, từ tháng 3 - 6/2023, để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp (DN) và người dân, NHNN Việt Nam đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5 - 2%/năm, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh (SXKD), nhất là lĩnh vực ưu tiên.


BIDV Hòa Bình là một trong những ngân hàng thực hiện lãi suất cho vay ở mức thấp, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Trong bối cảnh KT-XH 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, hoạt động của các DN, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn, thị trường, nhiều DN phải thu hẹp quy mô, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân. Thu hút đầu tư đạt thấp, thị trường bất động sản bị đình trệ; một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng chậm hoặc không triển khai.

Ngoài ra, hoạt động ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, lãi suất vẫn ở mức cao, dư nợ tín dụng giảm. NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

NHNN tỉnh đã bám sát chỉ đạo của NHNN Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh chấp hành quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Cụ thể, lãi suất huy động loại có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng từ 3,2 - 4,5%/năm; lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường loại kỳ hạn 6 - 12 tháng từ 5,4 - 7,2%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng từ 6,2 - 7,5%/năm, bình quân giảm từ 0,5 - 2% so với cuối năm 2022. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên 4,0%/năm đối với ngân hàng thương mại, 5,0%/năm đối với quỹ tín dụng nhân dân. Lãi suất cho vay SXKD thông thường: ngắn hạn dao động từ 6,0 - 13%/năm, trung dài hạn 9,5 - 14%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất: ngắn hạn từ 7,0 - 13,7%/năm, trung dài hạn từ 9,5 - 15%/năm.

Theo NHNN tỉnh, tổng nguồn vốn toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2023 ước đạt 42,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2022, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 32 nghìn tỷ đồng, tăng 1.945 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cuối năm 2022, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 với 10%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm 75% vốn huy động.

Đối với hoạt động tín dụng, tổng dư nợ toàn tỉnh đến cuối tháng 6 ước đạt 35 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối năm 2022, thấp hơn nhiều so cùng kỳ năm 2022 (6,2%), trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 44,3% tổng dư nợ (TDN); dư nợ trung, dài hạn chiếm 55,7% TDN.

Các TCTD cho vay các lĩnh vực ưu tiên như: dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 17.223 tỷ đồng, chiếm 49% TDN; dư nợ cho vay hỗ trợ DN nhỏ và vừa đạt 7.608 tỷ đồng, chiếm 22% TDN; dư nợ cho vay các hợp tác xã đạt trên 30 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu 40 tỷ đồng; cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng.

Riêng đối với Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ. Đến ngày 31/5/2023, dư nợ cho vay đạt 4.503 tỷ đồng, chiếm 12,9% TDN toàn địa bàn, tăng 7,5% so với thời điểm 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,09% TDN. Đánh giá từ NHNN tỉnh cũng cho thấy chất lượng tín dụng với nợ xấu nội bảng 391,7 tỷ đồng, chiếm 1,13% TDN, vẫn trong giới hạn cho phép dưới 3%.
Theo đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc phụ trách NHNN tỉnh, trong thời gian tới, NHNN tỉnh tiếp tục triển khai thanh tra các TCTD theo kế hoạch năm 2023 và chỉ đạo của cơ quan Thanh tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay; tình hình triển khai các chương trình, chính sách tín dụng hỗ trợ DN, người dân… Đồng thời, duy trì hoạt động đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh, kiến nghị của DN về lĩnh vực ngân hàng, khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận các chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, NHNN.

Hồng Trung

Các tin khác


Chấn chỉnh và xử lý những bất cập trên thị trường bảo hiểm nhân thọ

Phát triển lệch lạc, thiếu kiểm soát chất lượng đại lý, thông tin điều khoản lập lờ... là những bất cập trên thị trường bảo hiểm nhân thọ kéo dài thời gian qua.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm biến áp chống quá tải

(HBĐT) - Năm 2023, Công ty Điện lực Hòa Bình được Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) giao thực hiện đầu tư xây dựng 4 công trình trạm biến áp (TBA) mới tại các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi với tổng mức đầu tư 50,88 tỷ đồng. Trong đó, quy mô thực hiện gồm: xây dựng mới 15,765 km đường dây trung thế; 45 trạm TBA với tổng công suất 6.140 kVA; xây dựng mới 18,029 km đường dây hạ thế, cải tạo 31,043 km đường dây hạ thế. 

Huyện Cao Phong thu hút đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm

(HBĐT)-Tính đến tháng 6/2023, huyện Cao Phong thu hút được 24 dự án, tổng vốn đăng ký 1.841 tỷ đồng. Trong đó, 11 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, 8 dự án lĩnh vực thương mại - dịch vụ, 5 dự án lĩnh vực nông nghiệp.

Khuyến khích nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Đổi mới tư duy, thay đổi cách tiếp cận sẽ tạo ra nhiều không gian phát triển mới, những giá trị mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là cơ sở để thực hiện hiệu quả chiến lược xây dựng ngành nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nắm bắt điều này, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân (HVND) từng bước thay đổi tư duy sản xuất, phát huy vị thế làm chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị

(HBĐT) - Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) của tỉnh đạt 38%. Nhận định tỷ lệ ĐTH là một trong những chỉ tiêu khó thực hiện, đòi hỏi sự nỗ lực và vào cuộc từ rất sớm, trên cơ sở bám sát các chương trình, kế hoạch hành động, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ ĐTH.

Kinh tế Việt Nam quyết tâm vượt khó trong năm 2024

Nửa chặng đường của năm 2023 vừa đi qua cũng là đến thời điểm Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục