Sau khi tỷ giá trung tâm liên tục tăng nhiều ngày, với biên độ +/-5% được Ngân hàng Nhà nước áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng đang áp dụng là 25.016 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.633 VND/USD. Giới phân tích nhận định, tỷ giá VND/USD có thể tăng trong ngắn hạn.


Giới phân tích nhận định, tỷ giá VND/USD có thể tăng trong ngắn hạn. Ảnh minh họa: TTXVN

Trước đó, các ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh tỷ giá ở mức cao, đưa giá bán USD vượt 23.900 đồng trong tuần qua, khi đồng USD trên thị trường thế giới neo gần mức cao nhất 4 tuần sau quyết định của Fitch hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ.

Cụ thể, trong tuần từ ngày 31/7 - 4/8, giá USD tại Vietcombank dao động ở mức 23.485 - 23.550 VND/USD ở chiều mua vào và 23.855 - 23.920 VND/USD ở chiều bán ra. Cùng lúc, tại BIDV, đồng bạc xanh giao dịch ở mức 23.535 - 23.605 VND/USD ở chiều mua vào và 23.835 - 23.905 VND/USD ở chiều bán ra.

Giới phân tích tài chính cho rằng, xu hướng tránh rủi ro sau khi cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch hạ mức xếp hạng nợ nước ngoài dài hạn của Mỹ cũng thúc đẩy nhu cầu đối với các kênh trú ẩn an toàn, từ đó hỗ trợ đồng USD.

Mới đây, tại Báo cáo Triển vọng kinh tế và thị trường ngoại hối Việt Nam 6 tháng cuối năm 2023, nhóm phân tích của Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank) cho rằng, trước những áp lực từ nền kinh tế toàn cầu, tỷ giá VND/USD có thể tăng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, tỷ giá có thể quay đầu giảm sau đó với kỳ vọng rằng Trung Quốc điều chỉnh các chính sách kinh tế, cũng như lĩnh vực sản xuất toàn cầu thoát khỏi đáy và phục hồi.

Theo dự báo của ngân hàng này, tỷ giá VND/USD trong quý III/2023 sẽ tăng, giao dịch ở vùng 23.600 VND/USD từ mức 23.475 VND/USD của quý II, nhưng sau đó sẽ giảm xuống 23.500 VND/USD trong quý IV. Trung bình năm 2023, tỷ giá sẽ rơi vào khoảng 23.537 VND/USD.

Theo Shinhan Bank, bối cảnh kinh tế khó khăn đang khiến cho nhu cầu quốc tế sụt giảm, làm xuất khẩu cầm chừng khiến nguồn thu ngoại tệ bị yếu đi, ảnh hưởng tới tỷ giá. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ yếu đi cũng đang gây áp lực lên VND.

Về phía Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tại Báo cáo Triển vọng Kinh tế 6 tháng cuối năm dự báo, tỷ giá VND/USD sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay, lên quanh mức 24.100 VND/USD, với tỷ giá liên ngân hàng.

Với định hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, giảm lãi suất, KBSV cho rằng mức mất giá này sẽ không khiến Ngân hàng Nhà nước phải có hành động cụ thể để ổn định tỷ giá như tăng lãi suất, hay bán ra dự trữ ngoại hối.

Theo nhóm nghiên cứu của KBSV, việc VND giảm giá ở một mức độ vừa phải cũng sẽ mang lại tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu, dù có thể phải đánh đổi với sự ổn định vĩ mô, đặc biệt liên quan đến dòng chảy vốn.

Trong kịch bản tỷ giá mất giá quá 3% trong năm nay, tùy thuộc vào các biến số liên quan đến tăng trưởng, lạm phát, hay sức khỏe lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhóm nghiên cứu của KBSV sẽ đánh giá thêm những kỳ vọng về mặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Baotintuc

Các tin khác


Cải thiện hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn từ chương trình 135

(HBĐT) - Những năm qua, thông qua Chương trình 135 (CT 135), diện mạo các xóm, xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt.

Những dấu mốc về tổ chức bộ máy ngành Dân tộc tỉnh

(HBĐT) - Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ, ngày 17/11/2008, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 2497/ QĐ-UBND về kiện toàn, sắp xếp, tổ chức lại Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình, theo đó chuyển giao chức năng QLNN về công tác tôn giáo từ Ban Dân tộc và Tôn giáo sang Sở Nội vụ quản lý, đồng thời đổi tên Ban Dân tộc và Tôn giáo thành Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Vinh dự, tự hào chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển

ĐINH THỊ THẢO
TỈNH ỦY VIÊN, TRƯỞNG BAN DÂN TỘC TỈNH


(HBĐT) - Vấn đề dân tộc và quản lý Nhà nước về công tác dân tộc có vị trí hết sức quan trọng trong các thời kỳ, giai đoạn lịch sử của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, quản lý Nhà nước về công tác dân tộc nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (DTTS) - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay.

Giống lúa mới góp phần “mở lối” thoát nghèo cho người dân Mường Động

(HBĐT) - Khác với mọi năm, sản xuất vụ xuân năm 2023, gia đình bà Bùi Thị Phúc ở xóm Mõ, xã Kim Lập (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển sang gieo cấy trên 2.800 m2 giống lúa Thiên ưu 8 mới. Theo đó, ngay từ đầu vụ, gia đình bà đã được cán bộ của Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam cung cấp giống và hướng dẫn các quy trình gieo cấy, chăm sóc lúa theo từng giai đoạn. Với thời gian sinh trưởng từ 125 - 130 ngày, có khả năng chống bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, năng suất đạt trên 70 tạ/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất cho thu lợi trên 32,7 triệu đồng/ha. Bà Bùi Thị Phúc chia sẻ: Là 1 trong những hộ được tham gia cấy giống lúa Thiên ưu 8 mới, từ khâu gieo mạ làm tập trung, cấy theo khu, đúng thời vụ, chăm sóc, bón phân kịp thời, chúng tôi thấy giống lúa này dễ chăm sóc, đạt hiệu quả cao hơn. Trước đây bà con thường cấy giống Khang dân, BC15, 225 cho năng suất kém hơn, không chịu được sâu bệnh, nhất là sâu cuốn lá, rầy, khi lúa trỗ không phun kịp thời năng suất sẽ không đảm bảo, nhưng cấy giống lúa Thiên ưu 8 mới này kháng được sâu bệnh, chuột không phá.

Huyện Lương Sơn siết chặt công tác quản lý đất đai, xây dựng

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được xác định là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện phát triển nhanh, song cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng (TTXD). Nhiều năm nay, huyện tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đất đai, TTXD, tập trung rà soát, xử lý những vi phạm về lĩnh vực này. Từ đó, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai, xây dựng vào nền nếp.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở tại khu vực Tây Nguyên

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 725/CĐ-TTg yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và các địa phương khác ở khu vực Tây Nguyên tập trung ứng phó mưa lũ, sụt lún, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục