(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương (NSĐP) chuyển sang, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã thực hiện cho vay đối với hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ngay sau khi nhận được vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, toàn chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân vốn vay đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ảnh chụp tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).
Cũng như bao gia đình khác, trong thời điểm ảnh hưởng dịch Covid-19, đời sống của gia đình chị Nguyễn Thị Gấm ở xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) gặp không ít khó khăn. Thu nhập chủ yếu của gia đình chị từ chăn nuôi, trồng keo, ngô và dong riềng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đáng kể đến đầu ra và giá nông sản. Từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế gia đình chị mới dần ổn định, nhất là từ khi được NHCSXH huyện Đà Bắc cho vay 70 triệu đồng để phát triển chăn nuôi. Chị Gấm chia sẻ: Thu nhập của gia đình chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi nên khi ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế rất khó khăn. Rất may gia đình được NHCSXH cho vay vốn để tiếp tục đầu tư chăn nuôi. Đây là số vốn có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm này, vì lãi suất phù hợp, thủ tục vay đơn giản.
Gia đình bà Xa Thị Đào, xóm Mè, xã Tú Lý cũng đã vượt lên khó khăn nhờ được vay vốn từ NHCSXH. Năm 2020, với số tiền vay 50 triệu đồng, gia đình bà Đào đã đầu tư nuôi trâu sinh sản. Đến nay, thu nhập của gia đình ngày càng ổn định, dự kiến đến năm 2024 sẽ thoát nghèo. Được biết, gia đình chị Gấm, bà Đào là hai trong số hàng trăm hộ được vay vốn từ vốn ủy thác NSĐP chuyển sang NHCSXH. Theo đồng chí Nguyễn Đình Hoàng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc, hiện nay, nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương hơn 8,5 tỷ đồng. Những năm qua, nguồn vốn này chủ yếu được đơn vị cho vay giải quyết việc làm. Đặc biệt, trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nguồn vốn đã giúp nhiều hộ trên địa bàn huyện có điều kiện khôi phục kinh tế, vượt qua khó khăn.
Đối với toàn tỉnh, sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư đã tác động tích cực đến hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hằng năm, UBND tỉnh và các huyện, thành phố quan tâm chuyển vốn từ NSĐP sang NHCSXH để thực hiện cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Đặc biệt, năm 2022 đánh dấu bước đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn tỉnh, khi vốn ủy thác địa phương đạt trên 102 tỷ đồng, tăng 40,9 tỷ đồng (66%) so với thời điểm 31/12/2021. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống.
Năm 2023, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh và các huyện, thành phố đã chuyển vốn ủy thác địa phương sang NHCSXH trên 39,5 tỷ đồng. Trong đó có 4/10 đơn vị vượt chỉ tiêu kế hoạch, gồm: Lương Sơn, Tân Lạc, TP Hòa Bình và Yên Thủy. Đến nay, tổng nguồn vốn ủy thác NSĐP đạt 141,6 tỷ đồng, tăng 135,6 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Theo chi nhánh NHCSXH tỉnh, mặc dù tỷ trọng nguồn vốn ủy thác từ NSĐP chưa cao nhưng đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của các cấp ủy, chính quyền đối với tín dụng chính sách. Hai năm trở lại đây, nguồn vốn này đã góp phần lớn trong việc bổ sung vốn cho vay để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động. Trong những năm tới, đây sẽ là một trong những nguồn vốn quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Viết Đào
ĐINH CÔNG SỨ
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
(HBĐT) - Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số là trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã triển khai trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang đổi thay đáng kể trên nhiều lĩnh vực.
(HBĐT) - Những năm qua, thông qua Chương trình 135 (CT 135), diện mạo các xóm, xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt.
(HBĐT) - Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ, ngày 17/11/2008, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 2497/ QĐ-UBND về kiện toàn, sắp xếp, tổ chức lại Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình, theo đó chuyển giao chức năng QLNN về công tác tôn giáo từ Ban Dân tộc và Tôn giáo sang Sở Nội vụ quản lý, đồng thời đổi tên Ban Dân tộc và Tôn giáo thành Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
ĐINH THỊ THẢO
TỈNH ỦY VIÊN, TRƯỞNG BAN DÂN TỘC TỈNH
(HBĐT) - Vấn đề dân tộc và quản lý Nhà nước về công tác dân tộc có vị trí hết sức quan trọng trong các thời kỳ, giai đoạn lịch sử của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, quản lý Nhà nước về công tác dân tộc nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (DTTS) - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay.
(HBĐT) - Khác với mọi năm, sản xuất vụ xuân năm 2023, gia đình bà Bùi Thị Phúc ở xóm Mõ, xã Kim Lập (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển sang gieo cấy trên 2.800 m2 giống lúa Thiên ưu 8 mới. Theo đó, ngay từ đầu vụ, gia đình bà đã được cán bộ của Công ty cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam cung cấp giống và hướng dẫn các quy trình gieo cấy, chăm sóc lúa theo từng giai đoạn. Với thời gian sinh trưởng từ 125 - 130 ngày, có khả năng chống bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, năng suất đạt trên 70 tạ/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất cho thu lợi trên 32,7 triệu đồng/ha. Bà Bùi Thị Phúc chia sẻ: Là 1 trong những hộ được tham gia cấy giống lúa Thiên ưu 8 mới, từ khâu gieo mạ làm tập trung, cấy theo khu, đúng thời vụ, chăm sóc, bón phân kịp thời, chúng tôi thấy giống lúa này dễ chăm sóc, đạt hiệu quả cao hơn. Trước đây bà con thường cấy giống Khang dân, BC15, 225 cho năng suất kém hơn, không chịu được sâu bệnh, nhất là sâu cuốn lá, rầy, khi lúa trỗ không phun kịp thời năng suất sẽ không đảm bảo, nhưng cấy giống lúa Thiên ưu 8 mới này kháng được sâu bệnh, chuột không phá.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được xác định là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện phát triển nhanh, song cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng (TTXD). Nhiều năm nay, huyện tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đất đai, TTXD, tập trung rà soát, xử lý những vi phạm về lĩnh vực này. Từ đó, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai, xây dựng vào nền nếp.