(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn TP Hòa Bình đã tích cực hỗ trợ nông dân quảng bá, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó góp phần ổn định đầu ra cho nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân.


Hội Nông dân thành phố Hòa Bình phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh mở các cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn, qua đó góp phần liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn TP Hòa Bình lan tỏa sâu rộng, đạt được nhiều kết quả thiết thực. Hàng năm, thành phố có trên 60% hộ hội viên đăng ký danh hiệu SXKDG. Phong trào đã khuyến khích nông dân đổi mới tư duy, cách làm, mạnh dạn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Nhiệm kỳ vừa qua, thu nhập của các hộ SXKDG trên địa bàn thành phố tăng từ 2 - 2,5 lần so với nhiệm kỳ trước. Hiện, trên 5,2 nghìn hộ hội viên có thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/năm, 382 hộ thu nhập từ 0,5  - 1 tỷ đồng/năm, 34 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Đồng chí Trịnh Thị Hiền, Chủ tịch HND TP Hòa Bình chia sẻ: Nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song việc phát triển kinh tế, sản xuất của nông dân gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất, tiêu thụ nông sản của người dân. Trước thực tế đó, các cấp HND thành phố đã tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân. Tiêu biểu như xây dựng mới 13 mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm và vận động nông dân nhân rộng các mô hình liên kết, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ về vốn sản xuất, kinh doanh cũng như tiếp cận KHCN để ứng dụng vào sản xuất. Đặc biệt, các cấp Hội đã đồng hành, kết nối để quảng bá, liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân. 

Theo đó, HND thành phố đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền đến cán bộ, hội viên các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết, liên doanh mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Nhiệm kỳ  vừa qua, Hội đã hỗ trợ 6 cơ sở sản xuất, 12 hộ gia đình tham gia giới thiệu sản phẩm nông sản của mình tại TP  Hòa Bình, các hội thảo, hội chợ trong tỉnh và khu vực. Qua đó đã thu hút được 6 doanh nghiệp đầu mối ký kết chương trình hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lâu dài cho nông dân. HND thành phố cũng phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 19 lớp tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho 726 lượt cán bộ, hội viên nông dân, các hộ sản xuất nông nghiệp thiết lập thông tin quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn, voso.vn, Sendo.vn...

Ngoài ra, trong nhiệm kỳ vừa qua, HND TP Hòa Bình đã phối hợp cùng các ngành chức năng khai trương 4 cửa hàng nông sản an toàn; khai trương cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương. Hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu chuẩn OCOP cho 12 sản phẩm. Với sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực, HND thành phố đã góp phần từng bước giải quyết đầu ra cho nông sản, nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho nông dân trên địa bàn.


Viết Đào

Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(HBĐT) - "Trong bối cảnh nhiều thách thức như hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp (DN) cần được tiếp sức để vượt qua khó khăn, phát triển bền vững”. Đây là thông điệp chung của DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khi đối thoại với chính quyền và các sở, ngành liên quan.

Chung sức, đồng lòng xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, bền vững

ĐINH CÔNG SỨ 
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH 

(HBĐT) - Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số là trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã triển khai trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang đổi thay đáng kể trên nhiều lĩnh vực.

Cải thiện hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn từ chương trình 135

(HBĐT) - Những năm qua, thông qua Chương trình 135 (CT 135), diện mạo các xóm, xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt.

Những dấu mốc về tổ chức bộ máy ngành Dân tộc tỉnh

(HBĐT) - Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ, ngày 17/11/2008, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 2497/ QĐ-UBND về kiện toàn, sắp xếp, tổ chức lại Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình, theo đó chuyển giao chức năng QLNN về công tác tôn giáo từ Ban Dân tộc và Tôn giáo sang Sở Nội vụ quản lý, đồng thời đổi tên Ban Dân tộc và Tôn giáo thành Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Vinh dự, tự hào chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển

ĐINH THỊ THẢO
TỈNH ỦY VIÊN, TRƯỞNG BAN DÂN TỘC TỈNH


(HBĐT) - Vấn đề dân tộc và quản lý Nhà nước về công tác dân tộc có vị trí hết sức quan trọng trong các thời kỳ, giai đoạn lịch sử của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, quản lý Nhà nước về công tác dân tộc nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (DTTS) - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục