(HBĐT) - Sáng 15/8, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tại huyện Tân Lạc. 




Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn chương trình MTQG trên địa bàn huyện Cao Phong. 

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, CTMTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện, vốn thực hiện năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 trên 78.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp 2.244 triệu đồng. Năm 2023, vốn đầu tư 34 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 3,3 tỷ đồng. Đến thời điểm này, huyện đã giải ngân 1.946 triệu đồng vốn sự nghiệp năm 2022, đạt trên 86%; khởi công 21 công trình và đang làm thủ tục thi công 21 công trình nguồn vốn đầu tư. 

CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đến nay đã giải ngân 7.479,220 triệu đồng vốn đầu tư, trong đó vốn năm 2022 chuyển thực hiện năm 2023 là 4.505,041 triệu đồng; vốn năm 2023 là 2.974,179 triệu đồng. Đối với vốn sự nghiệp, đã giải ngân 1.423,024 triệu đồng, bao gồm cả kinh phí năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023. 

CTMTQG giảm nghèo bền vững (GNBV), nguồn vốn chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023 thực hiện 4 dự án. Năm 2023, huyện được phân bổ vốn sự nghiệp 8.805 triệu đồng. Huyện đã phân bổ vốn sự nghiệp lần 1 cho các đơn vị tổng số vốn 2.940 triệu đồng, còn 5.856 triệu đồng tiếp tục tổng hợp nhu cầu phân bổ cho các đơn vị triển khai thực hiện. 

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc triển khai các nguồn vốn CTMTQG là nhiều nội dung hướng dẫn chưa được cụ thể nên khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Một số danh mục, dự án do liên quan đến đất rừng sản xuất gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án. Nguồn vốn đối ứng của các địa phương thực hiện chương trình NTM lớn nên việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn...

UBND huyện Tân Lạc kiến nghị: UBND tỉnh và các sở, ngành sớm trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết điều chỉnh Nghị quyết số 182/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về quy định mức hỗ trợ từ NSNN để thực hiện một số nội dung xây dựng NTM. UBND tỉnh sớm điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đối với dự án cần chuyển đổi, đồng thời hướng dẫn việc sử dụng kinh phí để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các dự án trên. 

Phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định tiến độ giải ngân thực hiện các CTMTQG của huyện Tân Lạc đạt thấp so với kế hoạch. Đồng chí đề nghị huyện thực hiện nghiêm kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo thực hiện các CTMTQG 6 tháng đầu năm. Trong đó, trọng tâm là khẩn trương lập các thủ tục để phê duyệt các nguồn vốn theo từng chương trình, giao chi tiết cho từng công trình cụ thể; phối hợp rà soát, tổng hợp các vấn đề còn vướng mắc, chưa có hướng dẫn cụ thể; phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp trên thống nhất bộ hồ sơ, thủ tục, từng bước giải quyết khó khăn, vướng mắc. 

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra mô hình hỗ trợ sản xuất tại xóm Khao, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 
(Báo in k đăng ảnh - Đtử đăng)

*Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã kiểm tra, đôn đốc triển khai các CTMTQG trên địa bàn huyện Cao Phong.

Theo báo cáo của huyện, CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 được giao 28.847 triệu đồng, đã phân bổ 28.847 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn; tính đến ngày 14/8/2023 đã giải ngân 12.236 triệu đồng, đạt 42,4% kế hoạch. Nguồn vốn năm 2023 được giao 41.166 triệu đồng, đã phân bổ 40.766 triệu đồng, còn 400 triệu đồng vốn đầu tư chưa phân bổ do 2 công trình thuộc dự án 6 chưa đủ điều kiện phân bổ; đến ngày 14/8 chưa thực hiện giải ngân vốn.

CTMTQG GNBV, nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 giao 1.986 triệu đồng, đã phân bổ 1.986 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch; tính đến ngày 14/8/2023 đã giải ngân 857 triệu đồng, đạt 43,2% kế hoạch vốn. Năm 2023, nguồn vốn được giao 5.295 triệu đồng, đã phân bổ 5.295 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn; đến ngày 14/8 chưa thực hiện giải ngân.

CTMTQG xây dựng NTM, nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 giao 17.564 triệu đồng, đã phân bổ 16.614 triệu đồng, đạt 94,6% kế hoạch vốn, còn lại 950 triệu đồng nguồn vốn đầu tư chưa phân bổ; đến ngày 14/8/2023 đã giải ngân 3.899 triệu đồng, đạt 22,19% kế hoạch. Năm 2023, tổng nguồn vốn được giao 29.367 triệu đồng, đã phân bổ 12.985 triệu đồng, đạt 44,2% kế hoạch vốn, còn 16.382 triệu đồng chưa phân bổ; đến ngày 14/8/2023 chưa thực hiện giải ngân.

Tại buổi kiểm tra, các đại biểu đã chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc như: Việc thực án dự án nhà ở còn lúng túng vì chưa có hướng dẫn cụ thể; chưa có phần mềm, chưa có cơ sở vật chất, trang thiết bị trong thực hiện tiêu chí số 14 về y tế trong xây dựng NTM nâng cao; huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án, công trình gặp nhiều khó khăn. Huyện chưa có cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao so với mức bình quân chung; việc huy động xã hội hoá nguồn lực thực hiện các chương trình còn khó khăn.

Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành tham mưu xây dựng một số nghị quyết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện các chương trình. Đồng chí đề nghị huyện khẩn trương giao vốn chi tiết đến từng dự án, công trình đã được phê duyệt danh mục. Huyện cần bám sát các sở, ngành trao đổi thông tin hai chiều để tìm cách giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. 



Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn chương trình MTQG trên địa bàn huyện Cao Phong. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục