(HBĐT) - Xã Đoàn Kết (Yên Thủy) có diện tích rừng tự nhiên lớn, khoảng gần 400ha. Từ bao đời nay, người dân trong xã đã biết dựa vào rừng để ổn định sinh kế. Rừng góp phần đem lại nguồn lợi dồi dào, trong đó không thể không kể đến những giọt mật ong ngọt lịm, vàng sánh và thơm lừng.
Sản phẩm mật ong Đoàn Kết (Yên Thủy) được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Trước đây, nông dân xã Đoàn Kết thường khai thác mật ong trong tự nhiên như một món quà của núi rừng. Tuy nhiên, nguồn mật không đồng đều vì không phải tổ ong mật nào cũng ở vị trí thuận lợi để khai thác. Dần dần, với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều hơn trong cộng đồng, một số hộ dân quyết tâm thuần hóa ong rừng, nhân đàn và tạo nguồn mật ổn định hơn. Chỉ từ 3 đàn ong ban đầu, nông dân xã Đoàn Kết đã nhân giống và phát triển thành hàng trăm đàn ong. Khác với những giống ong lai, ong nội là giống chỉ tạo mật từ tự nhiên, tuyệt đối không ưa những loại thức ăn đường, sữa. Có lẽ cũng bởi vì thế mà chất lượng mật ong từ những đàn ong nội đặc sánh và thơm ngon.
Để phát triển, đưa nguồn mật chất lượng ra thị trường, cùng với sự đồng hành, hỗ trợ của các ngành, đơn vị chuyên môn địa phương, thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ xây dựng nông nghiệp Đại Lợi, xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm chăm sóc và khai thác mật ong từ các địa phương trong huyện, trong tỉnh. Những đàn ong nội của HTX được nuôi thả hoàn toàn tự nhiên, lấy phấn và tinh dầu từ các loài hoa của núi rừng như hoa keo, hoa dẻ để làm mật nên có tác dụng chữa bệnh khá tốt.
Để có được những giọt mật sánh vàng, thơm hương rừng đòi hỏi sự tỉ mỉ trong các công đoạn sản xuất. Đối với nghề nuôi ong lấy mật, khâu quan trọng nhất là chọn ong chúa, nếu ong chúa khỏe mạnh thì đàn ong sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng mật cao. Khi tách đàn, chia đàn vào thùng, ong sẽ tự bay đi lấy mật hoa. Hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 6 là thời điểm ong nội ở Đoàn Kết cho mật tốt nhất. Đến nay, HTX có 20 hộ thành viên nuôi ong nội với tổng số trên 800 đàn. Tính đến hết năm 2022, HTX tiêu thụ được khoảng 1.000 lít mật ong với giá trên 170.000 đồng/lít. Với hương vị thơm ngon và tác dụng tốt cho sức khỏe, năm 2022, sản phẩm mật ong Đoàn Kết được công nhận OCOP 3 sao.
Ông Bùi Văn Nhiện, Giám đốc HTX dịch vụ xây dựng nông nghiệp Đại Lợi cho biết: Những đàn ong do các thành viên HTX nuôi chủ yếu lấy phấn, tinh dầu từ hoa dẻ, đây là một loại dược liệu có tác dụng trong việc chữa các bệnh về xương khớp, phong tê thấp, giúp an thần, giảm mụn nhọt, mẩn ngứa. Do đó, sản phẩm mật ong của HTX được nhiều người tin dùng lựa chọn. Từng giọt mật được HTX khai thác tỉ mỉ, sử dụng hệ thống máy lọc và máy hạ thủy phần để tách nước ra khỏi mật. Vì thế, sản phẩm mật ong Đoàn Kết khi đưa ra thị trường luôn sánh đặc, màu vàng óng, vị ngọt thơm, không bị đen lại sau một thời gian sử dụng.
Hiện, HTX cung cấp ra thị trường sản phẩm mật ong Đoàn Kết được bảo quản trong lọ thủy tinh trọng lượng 500ml, giá bán 130.000 đồng/lọ. Với mục tiêu góp phần tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho nông dân, gìn giữ giá trị nghề lâu năm của địa phương, HTX tiếp tục nghiên cứu, từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tích cực phối hợp chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân huyện, xã trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
P.V
Những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta đạt nhiều kết quả khả quan, với một số chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng phát triển hiệu quả. Sản lượng sữa tươi sáu tháng đầu năm 2023 đạt 662,8 nghìn tấn, tăng 8,4%, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 65 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng sẵn có, ngành chăn nuôi bò sữa thời gian tới cần thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn.
(HBĐT) - Ngày 4/11/2022, Báo Hòa Bình đăng tải bài viết về "Cấp thiết hỗ trợ xây dựng đường điện cho 13 hộ dân xóm Vãng”. Trong bài có nêu việc 13 hộ dân xóm Vãng, xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi phải tự kéo điện về nhà phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhiều năm sinh sống trong cảnh điện yếu đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các hộ. Người dân luôn phải sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu trước nguy cơ mất an toàn.
(HBĐT) - Trong tháng 7 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt khoảng 149,380 triệu USD, tăng 5,46% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 915,959 triệu USD, tăng 13,03% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 54,04% kế hoạch năm 2023.
(HBĐT) - Thời gian qua, toàn ngành Thuế Hòa Bình đã triển khai thành công hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên phạm vi toàn tỉnh.
(HBĐT) - Rau mít là loại cây sống trên rừng chỉ để ăn "dông dài” của bà con đi rừng. Chị Bùi Thị Xuyến ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) đã biến loại rau rừng đó trở thành món đặc sản khi đến huyện. Cũng từ rau này, nhiều người đã đổi đời.
(HBĐT) - Đoàn kết, chủ động, nỗ lực vượt qua thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Sơn đã và đang thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội (NQĐH) lần thứ XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025.