(HBĐT) - Chiều 21/8, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh nhằm đánh giá kết quả thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ các tháng tiếp theo năm 2023. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh chủ trì cuộc họp.


Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh.

Theo báo cáo, tính đến ngày 20/8, tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đạt khoảng 2.176,3 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán HĐND tỉnh. Trong đó, thu xuất, nhập khẩu thực hiện khoảng 148 tỷ đồng, đạt 38,5% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa thực hiện khoảng 2.028,3 tỷ đồng, đạt 29,4% dự toán HĐND tỉnh.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích những kết quả và chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2023. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như: UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát các dự án đã có quyết định giao đất nhưng chậm triển khai hoặc không triển khai, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cương quyết thu hồi toàn bộ hoặc một phần của dự án.Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn,giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước; giải quyết dứt điểm các kiến nghị, khiếu nại về thu bổ sung tiền sử dụng đất...

Phát biểu kết luận, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo đôn đốc, thu, nộp ngân sách Nhà nước tỉnh năm 2023. Tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, khai thác nguồn thu phát sinh, bù đắp các khoản hụt thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước đã được Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND, UBND tỉnh giao. Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế;tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế;tập trung kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế. Hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra và chỉ tiêu thu nợ, phấn đấu giảm số tiền nợ thuế xuống dưới 8% tổng thu ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản;quản lý,bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm.

 

 

Lê Huệ
(Cổng TTĐT tỉnh)

 

Các tin khác


Tiếp tục giải ngân vốn kế hoạch năm 2022 cho các dự án, tiểu dự án

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay, các đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của chương trình.

Tăng tốc chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Chuyển đổi số đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.

124 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, toàn tỉnh có 124/129 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa.

Cứng hóa trên 95 km đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Theo Sở Giao thông vận tải, thực hiện Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh cứng hóa trên 95 km đường GTNT trong năm 2023 với tổng kinh phí ngân sách cấp 43.476 triệu đồng.

Tăng tốc, trách nhiệm nửa cuối nhiệm kỳ

(HBĐT) - Cùng với cả nước, tỉnh Hòa Bình đi qua nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng với nhiều gian khó. Đặc biệt có khó khăn chưa có trong tiền lệ đó là tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 lên mọi mặt đời sống xã hội, để lại hệ lụy rất lớn mà theo nhận định thì sự phục hồi không chỉ tính trong một vài năm. Rồi sự trở ngại kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng khô hạn và các loại hình thiên tai khác. Thêm nữa là xung đột vũ trang ở một số quốc gia, khu vực trên thế giới khiến cho biến động về địa chính trị, địa kinh tế, nhất là sự ảnh hưởng về vấn đề năng lượng, lương thực và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… Khó khăn nối tiếp khó khăn làm kéo giảm sự phát triển KT-XH là không thể tránh khỏi, nhất là đối với tỉnh miền núi nghèo, xuất phát điểm thấp như Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục