Trên địa bàn tỉnh đã và đang trải qua những đợt rét do ảnh hưởng của không khí lạnh. Trên những cánh đồng, nông dân tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ đông, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.



Nông dân xã Mai Hịch (Mai Châu) chăm sóc cây ngô vụ đông.

Vụ đông được huyện Kim Bôi xác định là vụ sản xuất quan trọng. Nông dân trong huyện có truyền thống và trình độ thâm canh cây trồng vụ đông nên nhiều hộ có thêm thu nhập nhờ tích cực sản xuất. Đến nay, các xã, thị trấn đã gieo trồng đảm bảo 100% diện tích theo kế hoạch. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tiến bộ KHKT mới, hàng năm, huyện triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ. Trong đó, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với ngành chuyên môn, HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán sản xuất. Do đó, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp có nhiều bước tiến quan trọng. Hiện, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở khâu làm đất đạt 99,5%, khâu chăm sóc đạt khoảng 92%; khâu thu hoạch khoảng 25%. Tình hình sâu bệnh, dịch hại luôn được kiểm soát và phòng trừ kịp thời nhờ phương tiện, máy móc hiện đại hỗ trợ.

Theo kế hoạch, vụ đông năm 2023 toàn tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng đạt 9,5 nghìn ha với khoảng 4 nghìn ha ngô, trong đó đẩy mạnh sản xuất ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi liên kết; 3,8 nghìn ha rau, đậu, chủ yếu là bắp cải, su hào, bí xanh, bí đỏ...; 1 nghìn ha khoai lang; các cây trồng hàng năm khác trên 600ha. Từ đầu vụ đến nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây màu vụ đông và tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc gieo trồng các loại cây theo kế hoạch. Bà con tiếp tục tập trung theo dõi, bám sát đồng ruộng để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng, dịch hại để bảo vệ cây trồng, đặc biệt là trong những ngày không khí lạnh về.

Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV tỉnh, trên các diện tích cây ăn quả có múi, bệnh chảy gôm tiếp tục gây hại với diện tích nhiễm 3ha tại địa bàn huyện Yên Thủy, Tân Lạc; ruồi đục quả tiếp tục gây hại diện tích nhiễm 61ha tại huyện Tân Lạc, Lạc Thủy. Sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá lớn, nhỏ... gây hại rải rác trên các diện tích ngô với mật độ và tỷ lệ thấp. Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại trên cây sắn với diện tích nhiễm 65ha tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh đốm lá, bệnh phồng lá, bệnh khô cành chè tiếp tục gây hại trên các vùng trồng chè. Rệp sáp, rệp muội, nhện lông nhung, bọ xít nâu, bệnh thán thư... gây hại rải rác trên các vùng trồng nhãn, vải.

Để sản xuất vụ đông đạt hiệu quả cả về diện tích và năng suất, Sở NN&PTNT đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện triệt để theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 9/1/2023 của UBND tỉnh về tăng cường phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn; Công văn số 1221/UBND-KTN, ngày 28/7/2023 của UBND tỉnh về ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác giun đất trái phép; Công văn số 2756/SNN-TT&BVTV, ngày 3/10/2023 của Sở NN&PTNT về tăng cường chỉ đạo thu hoạch vụ mùa, vụ hè thu và thúc đẩy sản xuất vụ đông 2023; Công văn số 165/TTBVTV-NVCM, ngày 4/5/2023 về áp dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quả có múi...

Cùng với đó, Chi cục TT&BVTV lưu ý các địa phương: Đối với những diện tích không trồng cây vụ đông cần hướng dẫn nông dân cày vùi gốc rạ để hạn chế sâu bệnh hại cho vụ sau. Bố trí rải vụ rau xanh hợp lý để tránh dư thừa khi lượng cung quá nhiều. Tăng cường đặt bẫy bả chua ngọt như bắt trưởng thành sâu keo mùa thu, sâu đục thân… trên ngô và cây rau màu. Duy trì hệ thống bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo dịch hại cây trồng. Căn cứ vào phương án sản xuất của từng địa phương để chủ động, quản lý chặt chẽ các nguồn nước, hồ chứa, điều tiết nước hợp lý phục vụ cho sản xuất năm 2023, 2024...


Thu Hằng

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục