Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh, Sở Nội vụ vừa công bố các tài liệu phục vụ công tác xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh qua các thời kỳ. Theo đó, hiện trung tâm đang bảo quản các phông lưu trữ của UBND tỉnh Hòa Bình qua các thời kỳ; các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố...


Đây là những nguồn tài liệu chứa đựng thông tin xác thực, có độ tin cậy cao, có vị trí đặc biệt quan trọng hình thành phông lưu trữ lịch sử của tỉnh Hòa Bình; là nguồn sử liệu có giá trị, ý nghĩa quan trọng, phản ánh toàn diện, đầy đủ, sinh động và xác thực nhất về quá trình hình thành, xây dựng, đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình từ năm 1945 đến nay trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Nhiều tài liệu trong số đó có nội dung phản ánh và minh chứng về sự thành lập, sáp nhập địa giới hành chính của tỉnh và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Đa số tài liệu tại trung tâm thuộc diện được sử dụng rộng rãi và dễ dàng tiếp cận theo quy định của pháp luật.

Những tài liệu này có thể phục vụ cho việc trưng bày, triển lãm, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống tại địa phương, nghiên cứu khoa học, làm luận văn, luận án, phục vụ các công trình nghiên cứu lịch sử, làm phim, viết sách về lịch sử hoạt động, truyền thống các cơ quan, các ngành, địa phương...

Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình "Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”; Kế hoạch số 160/KH-UBND, ngày 12/9/2022 của UBND tỉnh về công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước của tỉnh giai đoạn 2022 - 2030. Nhằm tiếp tục sưu tầm, lưu trữ tài liệu, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh trân trọng thông báo đến các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp; mong nhận được sự hợp tác trong công tác tuyên truyền, khai thác, sử dụng các loại tài liệu hiện có nhằm phát huy những giá trị to lớn mà tài liệu lịch sử đem lại.

Danh mục hồ sơ tài liệu được đăng tải trên website của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình (mục Văn thư lưu trữ). Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Lưu trữ lịch sử; số 489, đường Trần Hưng Đạo, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình. Điện thoại: 02183.852.540.


Việt Lâm

Các tin khác


Ngành Xây dựng triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

Ngày 25/12, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Sử dụng hóa đơn điện tử đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Thực hiện yêu cầu của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, Cục Thuế tỉnh đã thực hiện rà soát, thống kê các cửa hàng bán lẻ xăng dầu (BLXD) trên toàn tỉnh.

Phổ biến áp dụng mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng

Ngày 23/12, Sở Xây dựng phối hợp với Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức hội nghị phổ biến áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho trên 19.500 lao động

Năm 2023, tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, như: đẩy mạnh triển khai có hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ 50 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động; tập trung phát triển thị trường, kết nối cung - cầu lao động; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vay hỗ trợ việc làm; thông báo thông tin việc làm, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh... Qua đó, hỗ trợ người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.

Huyện Mai Châu xây dựng thương hiệu cho nông sản chủ lực

Huyện Mai Châu có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên phong phú, nhiều vùng có khí hậu khác nhau là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương. Thương hiệu các nông sản Mai Châu ngày càng được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến và tin dùng như: dưa hấu, cá dầm xanh, tỏi tía, khoai sọ, ngô nếp...

Huyện Đà Bắc hỗ trợ sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Bắc là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Theo rà soát, thu nhập bình quân ước đạt 37,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 26,84%. Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, xác định phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất, huyện đã quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục