Năm 2023, nghề nuôi cá lồng tiếp tục đà hồi phục sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Với đầu ra thuận lợi, nuôi cá lồng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân, nhất là khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình.


Năm 2023, nghề nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển ổn định, đầu ra thuận lợi.

Tiền Phong là một trong những xã của huyện Đà Bắc phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng. Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 800 lồng cá, với 400 hộ tham gia nuôi. Sau thời gian gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 2 năm qua (2022 - 2023), các hộ nuôi cá lồng ở xã Tiền Phong tích cực phục hồi sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Đặc biệt, Hợp tác xã Đà Giang Eco được thành lập trên địa bàn xã đã thúc đẩy việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Anh Xa Ngọc Hưng, Giám đốc hợp tác xã cho biết: Đà Giang Eco hiện có 7 thành viên chính thức và 90 hộ liên kết. Giai đoạn ảnh hưởng dịch Covid-19, có thời điểm phải giải cứu cá nhưng 2 năm trở lại đây, việc tiêu thụ đã thuận lợi hơn rất nhiều. Thời điểm hiện nay, cá nuôi của bà con đã cơ bản được tiêu thụ, nhiều loại cá đặc sản như cá lăng đang "cháy hàng”.

Anh Hưng cho biết thêm: Để phát triển nghề nuôi cá lồng ổn định, bền vững, hợp tác xã đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ nuôi cá, thu mua theo giá thị trường. Riêng đối với hợp tác xã, hiện đang trong giai đoạn kiến thiết, tìm kiếm thị trường nên tích cực tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm. Sau khi tiếp thị đã có một số sản phẩm cá chế biến sâu được đối tác đánh giá cao và ký kết hợp đồng hợp tác. "Hợp tác xã đang hướng tới các sản phẩm cá chế biến chuyên sâu, thay vì chỉ bán cá tươi nguyên con như trước. Điều này phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thuận tiện cho vận chuyển, từ đó sẽ nâng cao được giá trị sản phẩm” - anh Hưng nhấn mạnh.

Được biết, trong năm 2023, Hợp tác xã Đà Giang Eco có 3 sản phẩm được công nhậnOCOP 3 sao, gồm: cá lăng đen sông Đà, cá trắm đen sông Đà và cá ngạnh sông Đà. Đối với địa bàn huyện Đà Bắc, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản có 143 ha, 2.060 lồng cá, tập trung nhiều tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong và rải rác tại một số xã khác. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Trong năm 2023, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tăng cường, hiện tượng sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản giảm đáng kể. Người nuôi cá lồng ngày càng chú trọng việc quản lý môi trường nuôi và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nuôi không xảy ra dịch bệnh. Huyện chú trọng liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối với địa bàn toàn tỉnh, hiện duy trì diện tích nuôi cá 2.695 ha, gần 5.000 lồng nuôi với các loài như: nheo Mỹ, chiên, lăng, diêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi, chim trắng, trê lai, chép. Tỉnh ta bước đầu xây dựng được thương hiệu cá, tôm Sông Đà, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn nhiệu Cá Sông Đà - Hòa Bình, Tôm Sông Đà - Hòa Bình. Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng được 3 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Tân Lạc - Mai Châu. Qua đó góp phần nâng cao giá trị cá, tôm Sông Đà và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh cho biết: Để phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thuỷ sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động thủy sản nhằm đa dạng sản phẩm. Bên cạnh đó, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến. Năm 2024, đặt mục tiêu thành lập hợp tác xã nhằm tăng cường gắn kết trong sản xuất, tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.


Viết Đào

Các tin khác


Công bố tài liệu phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh, Sở Nội vụ vừa công bố các tài liệu phục vụ công tác xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh qua các thời kỳ. Theo đó, hiện trung tâm đang bảo quản các phông lưu trữ của UBND tỉnh Hòa Bình qua các thời kỳ; các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố...

Cao Phong - nỗ lực tiến gần mục tiêu huyện nông thôn mới

Đồng chí Bùi Văn Hưng, Phó phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện, phấn đấu năm 2025 huyện Cao Phong đạt chuẩn NTM, trong đó 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu; xây dựng 18 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 30 vườn mẫu. Năm 2023, phấn đấu xã Thung Nai đạt chuẩn NTM, xã Bắc Phong đạt chuẩn NTM nâng cao.

Xã Mỹ Hòa: Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Thời gian qua, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, xã tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng công trình hạ tầng, nâng cấp đường giao thông nông thôn hỗ trợ phát triển sản xuất, giao thương hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống.

Các hợp tác xã vươn tới thị trường lớn

Xác định hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã (HTX) là một trong những nhiệm vụ quan trọng tác động lớn đến sự phát triển của các HTX. Năm 2023 Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức 4 hội nghị kết nối cung cầu và giới thiệu sản phẩm tại các TP: Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các hội nghị có trên 100 HTX, doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia. Cùng với đó, Liên minh HTX tỉnh tổ chức 10 hội nghị chuyên đề giữa 52 DN và hơn 300 HTX, tổ hợp tác tại các huyện, thành phố; thường xuyên làm việc với các DN, HTX để kết nối xúc tiến hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Từ đó giúp hình thành các vùng nguyên liệu liên kết chuỗi cung ứng bền vững trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kết nối cung cầu cho các HTX nông nghiệp sản xuất quy mô lớn với các nhà máy chế biến, DN tiêu thụ ở trong và ngoài tỉnh.

Nhiều lợi ích trong liên kết sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Đồng Nai triển khai mô hình liên kết theo chuỗi giá trị.

Ngành Xây dựng triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

Ngày 25/12, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục