Nghề nuôi cá lồng phát triển những năm qua trên hồ Hoà Bình không chỉ tạo ra sản phẩm cá, tôm sông Đà hấp dẫn với thực khách trong và ngoài tỉnh, mà còn là điểm nhấn thú vị để du khách có thể thăm, trải nghiệm, thưởng thức đặc sản ngay tại nơi đặt các lồng cá, giữa mênh mông núi, sông kỳ vỹ.


Phát triển nghề nuôi cá lồng gắn với du lịch là hướng đi được kỳ vọng đem lại hiệu quả kinh tế bền vững. Ảnh chụp tại xã Hoà Bình (TP Hoà Bình).

Ông Bùi Văn Thụ (64 tuổi), xóm Mơ, xã Hiền Lương (Đà Bắc) gắn bó với nghề nuôi cá lồng ngay từ những ngày đầu "vén nhà theo con nước lên”. Lồng cá của gia đình ông nằm ngay phía mặt tiền của 2 điểm du lịch nổi tiếng là Xoan Retreat và Mơ Village. Mặc dù chỉ có 3 lồng cá, nhưng vào những thời điểm tiêu thụ thuận lợi, không bị dịch bệnh, nghề nuôi cá đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng cho gia đình ông. Theo ông Thụ, cá lồng của gia đình ông nuôi hoàn toàn bằng cỏ, cá tép đánh bắt được từ lòng hồ nên không mất chi phí về thức ăn. Từ khi Xoan Retreat và Mơ village được xây dựng và đi vào hoạt động, khu vực nuôi cá lồng của gia đình ông hằng ngày nhộn nhịp khách chèo thuyền kayak. Ngoài ra, cá nuôi của gia đình ông cũng đã có lần được 2 điểm du lịch trên mua để phục vụ du khách. Tuy nhiên, ông Thụ và những người nuôi cá ở đây mong muốn nhiều hơn thế. "Thỉnh thoảng có những đoàn khách từ khu du lịch ghé thăm xem chúng tôi cho cá ăn nhưng chưa nhiều. Chúng tôi mong muốn được liên kết với khu du lịch để phát triển nghề nuôi cá đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn” - ông Thụ bày tỏ.

Gia đình anh Phạm Hùng Sơn, xóm Mới, xã Thung Nai (Cao Phong) có quy mô nuôi cá lồng lớn hơn, với hàng chục lồng cá, mỗi năm đưa ra thị trường hàng chục tấn cá. Lồng nuôi được làm bằng kim loại nên chắc chắn, thuận lợi cho du khách tham quan, trải nghiệm nghề nuôi cá. Tuy nhiên, anh Sơn cũng cho biết chưa có nhiều đoàn khách đến tham quan mô hình nuôi cá lồng của gia đình. Phần lớn khách đi du lịch, chiêm bái tại đền Chúa Thác Bờ được các nhà thuyền chở vào các đảo để ăn uống. Còn ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc), gia đình ông Lý Văn Thân, xóm Lau Bai đã nuôi cá lồng hàng chục năm. Mấy năm trước, ông đã nảy ra ý tưởng vừa nuôi cá, vừa làm dịch vụ phục vụ ăn uống trên nhà nổi ngay tại khu nuôi cá lồng. Ông đã đầu tư hơn 400 triệu đồng để làm nhà nổi phục vụ khách du lịch.

Theo Sở NN&PTNT, giai đoạn 2015-2023, nghề nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình phát triển rất nhanh, từ hơn 2,3 nghìn lồng lên gần 5 nghìn lồng cá. Hiện nay, trong Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng nguồn vốn khoảng 3.304 tỷ đồng. Nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách du lịch khi đến hồ Hòa Bình, nhiều hộ đã phát triển mô hình nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện có khoảng trên 20 hộ nuôi trồng thủy sản trên hồ Hòa Bình đã đăng ký loại hình hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.

Với những tiềm năng lớn, tỉnh đang xây dựng Đề án Phát triển thủy sản hồ chứa thủy điện Hòa Bình gắn với du lịch đến năm 2030. Mục tiêu xây dựng 8 vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè tập trung gắn với các tour, tuyến, điểm du lịch khu vực hồ Hòa Bình. Phấn đấu có 80% cơ sở nuôi cá lồng áp dụng quy trình sản xuất nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc tương đương kết hợp với các hoạt động du lịch như: tham quan, học tập, câu cá giải trí và trải nghiệm về nuôi thủy sản, tạo ra sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn. Qua đó, góp phần thu hút khoảng 1,6 triệu lượt khách du lịch đến với Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động.


Viết Đào


Các tin khác


Huyện Lương Sơn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu

Để giữ vững tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM) và thực hiện Nghị quyết thành lập thị xã Lương Sơn, huyện Lương Sơn đã tập trung xây dựng mô hình khu dân cư (KDC) kiểu mẫu, vườn mẫu trên địa bàn huyện. Thông qua việc xây dựng KDC kiểu mẫu, vườn mẫu nhằm giúp người dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, đô thị văn minh.

Cán bộ, đảng viên nêu gương trong thực hiện quy định về quản lý đô thị, đất đai

Quán triệt các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) gắn với việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, quy định về công tác xây dựng Đảng, Thành ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; cán bộ lãnh đạo, quản lý; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý đô thị (QLĐT), quản lý đất đai (QLĐĐ) trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP thuỷ sản

Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thuỷ sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững.

Xã Mường Chiềng nỗ lực giảm nghèo

Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 8 xóm, 946 hộ với 4.070 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.

Người dân đang hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, có mặt hầu hết trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi. Hoạt động chuyển khoản, không dùng tiền mặt (KDTM) không chỉ diễn ra ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà ngày càng phổ biến hơn tại nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, điều mà trước đây hiếm thấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục