Dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ Chi cục Thuế khu vực thành phố Hòa Bình - Đà Bắc tư vấn kê khai nộp thuế cho hộ kinh doanh tại thành phố Hòa Bình.
Đồng chí Nguyễn Hương Tân, Trưởng phòng Quản lý kinh doanh hộ và thu khác (Cục Thuế tỉnh) cho biết: Hiện nay, ngành Thuế đã tiếp cận hoạt động TMĐT theo các nền tảng có hoạt động TMĐT để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp bao gồm 8 nhóm nền tảng: Nền tảng sàn giao dịch TMĐT; website/ứng dụng TMĐT; nền tảng mạng xã hội; nền tảng giao thông - vận tải, giao nhận; nền tảng đại lý; nền tảng thuê bao; nền tảng quảng cáo và nền tảng kho ứng dụng. Ngành Thuế đã thực hiện rà soát, phân loại, theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin các tổ chức, cá nhân đang tổ chức hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực TMĐT trong phạm vi địa bàn quản lý theo các nhóm đối tượng như: doanh nghiệp có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (google, facebook, apple...); tổ chức, cá nhân kinh doanh, bán hàng trực tuyến trên sàn TMĐT (shopee, ladaza …), trên các nền tảng web bán hàng có chức năng đặt hàng, trên các phần mềm livetream (facebook, zalo, tiktok…); doanh nghiệp kinh doanh hoạt động cho thuê nhà trực tuyến thông qua ứng dụng (booking.com, agoda...); doanh nghiệp chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài; doanh nghiệp tổ chức, điều hành sàn giao dịch TMĐT như sendo, lazada, shoppe...), điều hành ứng dụng (app) trung gian thanh toán (vnpay, airpay, napas...), ứng dụng trung gian vận chuyển (grab, now, baemin...).
Tính đến ngày 30/6/2024, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 1 sàn TMĐT đang hoạt động do Sở Công Thương quản lý, Cơ quan thuế quản lý thuế 83 hộ, cá nhân, 17 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Số thuế nộp ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 là 2,19 tỷ đồng (trong đó 1,68 tỷ đồng của doanh nghiệp và 0,51 tỷ đồng của cá nhân).
Trong những năm qua, để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, Cục Thuế tỉnh đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Cục Thuế tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng hình thức phong phú, hiệu quả, góp phần lan tỏa chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh, phát triển bền vững trên cơ sở tuân thủ pháp luật Nhà nước. Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT thực hiện các thủ tục về thuế theo hình thức điện tử, đảm bảo cấp độ 4.0.
Tuy nhiên, việc quản lý nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh TMĐT còn gặp nhiều khó khăn. Kinh doanh TMĐT ngày càng phong phú, nở rộ với nhiều hình thức nên việc có thể quản lý được hoạt động này không đơn giản, nhất là quản lý đầy đủ các đối tượng nộp thuế và các nguồn thu thuế, đặc biệt là đối với các hộ bán hàng qua các mạng xã hội có tài khoản cá nhân, hoặc hoạt động livestream bán hàng trên các nền tảng như tiktok, facebook là rất khó xác định. "Nguyên nhân là do hầu hết các trường hợp kinh doanh TMĐT đều không có cửa hàng, cửa hiệu; việc bán hàng và thanh toán tiền hàng chủ yếu theo hình thức trực tuyến qua mạng hoặc thông qua các tổ chức trung gian chuyển phát nhanh; các cá nhân, doanh nghiệp chưa tự giác kê khai nộp thuế, không kê khai hoặc kê khai thấp giá trị thực tế giao dịch" - đồng chí Nguyễn Hương Tân cho biết thêm.
Quản lý nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh TMĐT được xem là một giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của tỉnh. Để chống thất thu đối với hoạt động này, trong thời gian tới, ngành Thuế tỉnh xác định tiếp tục triển khai các chương trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua, như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đối thoại trực tiếp với người nộp thuế, tổ chức đường dây nóng 24/7, thực hiện truyền thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung, các tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh trên các mạng xã hội nói riêng nâng cao nhận thức và tính tự giác trong việc kê khai, nộp thuế. Tăng cường công tác quản lý thuế, đồng thời xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm nhằm nâng cao ý thức người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế. Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh thông qua sàn thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế tỉnh. Về giải pháp lâu dài, ngành Thuế tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn tỉnh. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý thuế đối với hoạt động này, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho các hộ kinh doanh TMĐT trên địa bàn.
Phương Linh
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng người tiêu dùng biết đến và lựa chọn.
Chiều 7/8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hòa Bình về tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và UBND 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.
Sáng 7/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 31/7/2024. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Ngày 29/7/2024, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình có Công văn số 3469/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế. Theo số liệu thống kê của Cục Thuế tỉnh, tổng số tiền nợ thuế tính đến ngày 30/6/2024 là trên 3.081 tỷ đồng, với 287 người nộp thuế nợ thuế. Theo công văn đề nghị của Cục Thuế tỉnh, Báo Hòa Bình đăng tải công khai danh sách người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp chưa nộp ngân sách nhà nước đến thời điểm 30/6/2024. Danh sách cụ thể như sau:
Với khát khao khởi nghiệp và cống hiến cho quê hương Lạc Sơn, không ít con em dân tộc Mường kiên trì theo đuổi nghề nông nhưng lựa chọn, thích ứng với đường hướng sản xuất - kinh doanh sáng tạo, đổi mới để đạt được thành công nhất định. Họ đang là chủ các doanh nghiệp, giám đốc hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, sản xuất công nghiệp tháng 7 trên địa bàn tỉnh tiếp tục xu hướng tăng trưởng, theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng 4,34% so với tháng trước và tăng 50,19% so với cùng kỳ năm 2023.