Thương vụ Việt Nam tại Philipines nhận định: Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD; trong đó, xuất siêu trên 3 tỷ USD.


Bốc xếp gạo Việt Nam xuất khẩu. Ảnh minh họa: TTXVN

Thống kê cho thấy, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, xuất khẩu đạt trên 4,6 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023 và nhập khẩu đạt gần 1,9 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2023.

Hiện tại, đang có khoảng 35 mặt hàng/ngành hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Philippines. Trong 9 tháng năm 2024, có 20 mặt hàng/ngành hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Philippines có mức tăng trưởng xuất khẩu dương so với cùng kỳ năm 2023.

Đặc biệt, có những mặt hàng có mức tăng trưởng cao như gạo tăng 53,3%; cà phê tăng 120,7%; hạt tiêu tăng 37,6%; phân bón các loại tăng 21,6%; sản phẩm từ sắt thép tăng 71,2%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 42,8%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 64,6%. 

Ngoài ra, cũng có nhiều mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2023 như thủy sản giảm 21,2%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 15,6%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 19,3%, sản phẩm gốm sứ giảm 17,2%; clinker và xi măng giảm 15,7%.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Philippines là gạo vẫn giữ được đà tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 9 tháng đạt 1,98 tỷ USD, chiếm 42,86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 9 tháng năm 2024.

Dự báo trong 3 tháng cuối năm 2024, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines tiếp tục tăng cao do nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng trong khi mùa vụ cuối năm của Philippines bị thiệt hại do thiên tai.


Theo TTXVN

Các tin khác


Tăng tốc giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm

Theo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 10 của cả nước đạt 52,29%. Có 15/44 bộ, ngành và 41/63 địa phương giải ngân trên mức trung bình của cả nước.

Mở cửa thị trường nông sản Halal

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường nông nghiệp, thực phẩm Halal dành cho người theo đạo Hồi phục vụ khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới. Việt Nam hiện có nhiều nông sản phù hợp nhu cầu của người Hồi giáo nhưng lại chưa hình thành hệ sinh thái Halal để khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này.

Xem xét các dự thảo quy định về một số nội dung trong lĩnh vực đất đai

Ngày 29/10, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc xem xét các dự thảo quy định về một số nội dung trong lĩnh vực đất đai. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện thành phố.

Phát triển bền vững sản phẩm OCOP từ thủy sản

Tỉnh Hòa Bình hiện có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó sản phẩm nhóm thực phẩm có 114 sản phẩm. Thủy sản đóng góp 5 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao. Những sản phẩm này từng bước khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, tạo xu thế phát triển kinh tế mới cho nông dân, doanh nghiệp ở các vùng nông thôn trong tỉnh.

Hiệu quả từ nguồn quỹ của hợp tác xã

Hiện nay, toàn tỉnh có 758 tổ chức kinh tế tập thể, gồm 546 hợp tác xã (HTX), 3 quỹ tín dụng nhân dân và 209 tổ hợp tác (THT).

Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán... chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục