Theo báo cáo của UBND thành phố Hòa Bình, giai đoạn 2011 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành phố Hoà Bình huy động tổng nguồn vốn trên 980 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Thịnh Minh, TP Hòa Bình được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Trong đó, ngân sách Trung ương trên 100 tỷ đồng, chiếm 10,23%; ngân sách cấp tỉnh 103,123 tỷ đồng, chiếm 10,51%; ngân sách thành phố 225,209 tỷ đồng, chiếm 22,96%; ngân sách xã 1,010 tỷ đồng, chiếm 0,10%; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 20,982 tỷ đồng, chiếm 2,14%; vốn tín dụng 351 tỷ đồng, chiếm 35,78%; vốn doanh nghiệp 70 tỷ đồng, chiếm 7,14%; nhân dân đóng góp bằng ngày công, hiến đất quy thành tiền 109,220 tỷ đồng, chiếm 11,14%.

Thành phố Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Nhưng sau khi sáp nhập với huyện Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đối chiếu với Bộ tiêu chí quy định thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, qua rà soát đến nay thành phố Hòa Bình đã đạt 5/5 tiêu chí. Hiện, thành phố Hoà Bình đang làm hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.



Đ.T

Các tin khác


Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu

Năm 2024, kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430.661 triệu đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua 3.763.925 triệu đồng, bao gồm vốn ngân sách địa phương 1.836.174 triệu đồng; vốn ngân sách Trung ương 1.927.751 triệu đồng. UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án đạt 100% kế hoạch vốn HĐND tỉnh thông qua.

Huyện Kim Bôi xây dựng quy hoạch để thu hút đầu tư

Huyện Kim Bôi - Mường Động là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nơi đây núi đồi thơ mộng, sông Bôi hiền hòa, bản sắc văn hóa đậm đà, phong phú, nguồn nước khoáng quý báu là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội.

Diễn đàn thu hút nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Sáng 29/11, tại thành phố Hòa Bình, Ủy ban Dân tộc tổ chức Diễn đàn Điều phối lần thứ 2 với chủ đề "Thu hút nguồn vốn phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi cho phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2026 - 2030: Nhu cầu, thách thức, kinh nghiệm và giải pháp”. Đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc chủ trì diễn đàn.

Xuất khẩu 17 tấn bưởi Hoà Bình sang thị trường EU

Ngày 28/11, tại Hợp tác xã Nông nghiệp xanh V-Phúc, xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành (Hải Dương), Sở NN&PTNT phối hợp Công ty Cổ phần (CP) ECO Hòa Bình (đơn vị trực tiếp xuất khẩu) và Công ty CP Nông nghiệp hữu cơ Fusa (đơn vị đóng gói) tổ chức lễ xuất khẩu bưởi Hoà Bình sang thị trường châu Âu niên vụ 2024 - 2025.

Tổ chức “Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024” tại Hà Nội

Tối 28/11, tại Công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch (XTĐT,TM&DL) thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức khai mạc Chương trình "Tự hào nông sản Việt”. Tham gia chương trình, Trung tâm XTĐT,TM&DL tỉnh Hòa Bình phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức "Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2024”. 

Phát triển nuôi trồng thủy sản hồ Hòa Bình

Phát huy lợi thế về diện tích, độ sâu, chất lượng nước của hồ nhân tạo lớn thứ 4 ở Việt Nam, năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014 - 2020. Từ đó tạo nên bước phát triển mạnh cho ngành nuôi trồng thủy sản hồ thủy điện sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục