Không khí xuân vẫn rộn ràng khắp các nẻo đường, nhưng trên nhiều cánh đồng, thửa ruộng, nông dân các địa phương đã hối hả ra đồng làm đất, cấy lúa xuân... ước mong một vụ mùa mới bội thu. 


Nông dân phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) chăm sóc diện tích trồng rau trên đồng ruộng.


Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa chiêm xuân.

Thời tiết những ngày đầu năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tranh thủ điều kiện này, những cánh đồng trở nên rộn rã khi người dân ra thăm đồng ngay sau những ngày nghỉ Tết. Đang cấy những bó mạ cuối cùng để kịp về giờ cơm trưa cùng con cháu, ông Nguyễn Văn Toàn, xóm Trung Thành, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) vui vẻ cho biết: Năm nay gia đình tôi gieo cấy lúa xuân trên diện tích 1.000m2. Gia đình đã làm đất kỹ từ trước, mùng 3 Tết là ra đồng để "lấy ngày”. Hôm nay cấy nốt góc ruộng nhỏ nữa là xong. Mong rằng cả năm mưa thuận gió hòa để người nông dân có cuộc sống no đủ.

Cũng tâm lý đó, nhiều nông dân đã quay trở lại nhịp sản xuất thường ngày ngay từ mùng 3, mùng 4 Tết. Trên các cánh đồng tại huyện Lạc Thủy, khi trời vừa sáng, người dân đã khẩn trương ra thăm ruộng. Nhiều thửa ruộng được phủ kín màu mạ non xanh rì báo hiệu một mùa vụ thắng lợi. Trong những ngày cận Tết, hầu hết các xã trong huyện đã hoàn thành cấy lúa xuân. Đồng chí Lê Thị Lanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lạc Thủy cho biết: Để đảm bảo các điều kiện cho sản xuất, ngay từ đầu vụ, các hộ hội viên, nông dân đã chủ động liên kết với các đại lý, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn để chuẩn bị đầy đủ thóc giống, vật tư, phân bón bảo đảm chất lượng với mong muốn sản xuất đạt kết quả cao nhất.

Cùng với cấy lúa, nông dân trong tỉnh cũng tập trung gieo trồng các loại cây khác như: rau các loại, bí đỏ lấy hạt, bí xanh.... Ngành nông nghiệp và các ngành chức năng khuyến khích người dân tiếp tục sản xuất trên các diện tích đã có kế hoạch thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thu hồi, chưa triển khai ngay để tận dụng, không để đất trống; chủ động chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác; khuyến khích nông dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng giá trị nông sản.
Trước đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có Công văn số 33/TTBVTV gửi tới các địa phương trong tỉnh về việc chủ động phòng chống rét, sinh vật gây hại cây trồng trong dịp Tết Nguyên đán nă 2025. Theo đó, Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; cán bộ địa bàn tăng cường bám sát địa bàn chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân phòng chống rét cho mạ, phòng trừ chuột gây hại trên đồng ruộng. Phân công lãnh đạo và cán bộ trực ban, phối hợp chặt chẽ với địa phương giám sát đồng ruộng; thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm, nắm chắc diễn biến, cảnh báo thời tiết và hướng dẫn nông dân phòng chống sinh vật gây hại trên các loại cây trồng kịp thời, hiệu quả.

Năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh đặt ra mục tiêu: Tổng diện tích gieo trồng đạt trên 116.000 ha, trong đó cây lúa ổn định từ 37 - 38 nghìn ha; sản lượng đạt 21 - 22 vạn tấn/năm, cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và một phần cung cấp cho thị trường khác. Nâng cao tỷ lệ diện tích gieo trồng các giống lúa có chất lượng cao trong tổng diện tích gieo trồng lúa lên trên 80%. Cây ngô duy trì 30 - 31 nghìn ha/năm, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng trên 14 vạn tấn, tập trung vào các giống ngô lai có năng suất cao phục vụ chăn nuôi. Cây có củ khoảng trên 13 nghìn ha; cây công nghiệp hàng năm 4,3 nghìn ha; cây ăn quả có múi ổn định trên 10 nghìn ha, trong đó có trên 1.500 ha được sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn... Do đó, vụ chiêm xuân được nhận định là vụ có diện tích gieo trồng lớn, nhiều loại cây trồng để thâm canh cho năng suất cao, quyết định đến kết quả sản xuất cả năm. Ngay từ đầu vụ, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh và các ngành chuyên môn, các địa phương đã xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, chỉ đạo chặt chẽ để sản xuất đạt kết quả toàn diện nhất.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ từ ngày 5 - 6/2 và ngày 9 - 10/2 có mưa, mưa rào rải rác; trời rét, vùng núi rét đậm, có nơi rét hại; riêng thời kỳ từ ngày 7 - 9/2 đêm và sáng trời rét. Cơ quan chức năng khuyến cáo các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân bố trí thời vụ, cơ cấu giống hợp lý, không gieo cấy lúa khi nhiệt độ xuống thấp. Đẩy mạnh chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại cho mạ và lúa mới cấy; tích cực kiểm tra việc tích nước, đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất... 

Thu Hằng


Các tin khác


Xăng, dầu giảm giá trong kỳ điều hành đầu tiên sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Từ 15 giờ ngày 1/2, xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kỳ điều hành đầu tiên sau Tết Nguyên đán 2025.

Nâng tầm thương hiệu cá tôm trên công trình thế kỷ

Không còn là con sông Đà hung dữ với lắm ghềnh, thác, một con ngựa bất kham như trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân, nay dòng sông Đà hiền hoà, dịu êm sắc xanh của nước, núi non hoà quyện. Đặc biệt nghề nuôi cá lồng phát triển đã đem đến cho thực khách sản phẩm cá, tôm nức tiếng của con sông vỹ hùng.

Nhiều tiểu thương chọn mùng 2 Tết để mở hàng, lấy may đầu năm

Mùng 2 Tết, không khí xuân vẫn còn ngập tràn khắp phố phường, làng quê. Tuy nhiên, một số tiểu thương đã bắt đầu mở cửa kinh doanh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Số cửa hàng, sạp hàng tại chợ truyền thống… hoạt động trở lại ngày càng nhiều trong ngày mùng 3. 

Ngọt thơm bưởi đỏ Tân Lạc

Bưởi đỏ là giống cây trồng bản địa của huyện Tân Lạc. Nơi đây được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng và phát triển cây bưởi đỏ. Với trên 80% diện tích là núi có độ cao trung bình khoảng 300 - 400m so với mực nước biển, bưởi đỏ của huyện Tân Lạc được trồng trên đất đồi có tầng canh tác dày, độ phì nhiêu, khả năng thoát nước tốt. Khí hậu, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, giúp quả bưởi hấp thụ được nhiều dưỡng chất… Cùng với đó là kỹ thuật canh tác bưởi đỏ của người dân địa phương đã tạo nên lợi thế riêng của vùng đất Mường Bi.

Khẳng định chất lượng sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã lan tỏa mạnh ở vùng nông thôn. Để đưa các sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, những năm qua, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), các hộ sản xuất trong tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ... vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chú trọng đến những sản phẩm có chất lượng, từng bước tăng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm OCOP Hòa Bình, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu.

Xây dựng ngành nông nghiệp xanh

Khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, đồng thời bắt nhịp và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp xanh đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã và đang chú trọng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao. Qua đó thúc đẩy xu thế sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục