Sáng 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Phó Trưởng ban Trường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển xanh, bền vững là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp mà Việt Nam là một trong những nước chịu tác động lớn, gây sụt lún, khô hạn, xâm nhập mặn, việc nỗ lực góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới. Do đó nhu cầu điện phải tăng từ 12-16%/năm. Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là các ngành mới nổi, như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, dữ liệu lớn… nên nhu cầu năng lượng điện là rất lớn.
Khẳng định phát triển năng lượng xanh và bền vững là yêu cầu cấp bách, phát triển điện hạt nhân là một trong những biện pháp để đáp ứng yêu cầu và phù hợp với xu thế thế giới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tại phiên họp thứ hai này, các thành viên Ban Chỉ đạo rà soát lại các công việc đã được giao sau phiên họp thứ nhất, đồng thời thảo luận, góp ý xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trong đó, xác định rõ mục tiêu, lộ trình; nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, từng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện trong phát triển hạ tầng; di dân tái định cư; vấn đề chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; chủ đầu tư; xác định nguồn vốn; các cơ chế chính sách; những vấn đề vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ, trên tinh thần vướng ở đâu thì gỡ ở đó, xác định rõ ai giải quyết, bao giờ hoàn thành, kết quả là gì, tránh tình trạng trả lời "lòng vòng".
Thủ tướng đánh giá phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, vấn đề khó, nhạy cảm nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và cần thiết thành lập Tổ công tác, tổ giúp việc chuyên trách giúp Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kế hoạch phải xác định rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, từng mốc thời gian phải hoàn thành những công việc cụ thể, từ đó bám sát lộ trình, hàng tháng họp kiểm điểm từng nhiệm vụ để việc triển khai bảo đảm tiến độ, hiệu quả.
Theo VTV.VN
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình "chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.
Từ 15 giờ ngày 1/2, xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kỳ điều hành đầu tiên sau Tết Nguyên đán 2025.
Không còn là con sông Đà hung dữ với lắm ghềnh, thác, một con ngựa bất kham như trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân, nay dòng sông Đà hiền hoà, dịu êm sắc xanh của nước, núi non hoà quyện. Đặc biệt nghề nuôi cá lồng phát triển đã đem đến cho thực khách sản phẩm cá, tôm nức tiếng của con sông vỹ hùng.
Mùng 2 Tết, không khí xuân vẫn còn ngập tràn khắp phố phường, làng quê. Tuy nhiên, một số tiểu thương đã bắt đầu mở cửa kinh doanh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Số cửa hàng, sạp hàng tại chợ truyền thống… hoạt động trở lại ngày càng nhiều trong ngày mùng 3.
Bưởi đỏ là giống cây trồng bản địa của huyện Tân Lạc. Nơi đây được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng và phát triển cây bưởi đỏ. Với trên 80% diện tích là núi có độ cao trung bình khoảng 300 - 400m so với mực nước biển, bưởi đỏ của huyện Tân Lạc được trồng trên đất đồi có tầng canh tác dày, độ phì nhiêu, khả năng thoát nước tốt. Khí hậu, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, giúp quả bưởi hấp thụ được nhiều dưỡng chất… Cùng với đó là kỹ thuật canh tác bưởi đỏ của người dân địa phương đã tạo nên lợi thế riêng của vùng đất Mường Bi.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã lan tỏa mạnh ở vùng nông thôn. Để đưa các sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, những năm qua, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), các hộ sản xuất trong tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ... vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chú trọng đến những sản phẩm có chất lượng, từng bước tăng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm OCOP Hòa Bình, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu.