Dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại huyện Kim Bôi được UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 45/QĐ-UBND, ngày 3/6/2022. Dự kiến trong tháng 5 tới, dự án chính thức khởi công xây dựng. UBND huyện Kim Bôi đang quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) với quyết tâm cao nhất nhằm khởi công dự án theo kế hoạch đề ra.


Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi trao đổi với người dân về phương án bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng Dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ.

Dự án có vốn đầu tư khoảng 6.656 tỷ đồng. Hiện UBND huyện Kim Bôi tập trung chỉ đạo GPMB; triển khai khu tái định cư xã Kim Bôi; khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ; tuyến cáp treo Kim Bôi - Lạc Sơn và một số hạng mục khác.

Thực hiện công tác GPMB đối với dự án cáp treo diện tích 189 ha, huyện đã kiểm đếm xong 137,71 ha đất nông nghiệp, tài sản trên đất của 910 hộ thuộc 2 xã Kim Bôi và Cuối Hạ. Đơn vị chức năng đã niêm yết công khai phương án bồi thường hỗ trợ đối với các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Người dân cơ bản đồng thuận với phương án bồi thường. UBND huyện Kim Bôi đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường di dời mồ mả của các hộ dân trong vùng dự án. Theo đó, huyện đã kết thúc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ với tổng số 623 mộ (xã Cuối Hạ có 281 mộ, xã Kim Bôi có 342 mộ), kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 18,5 tỷ đồng. UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và Môi trường thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định và đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ về phần mộ bị ảnh hưởng (đợt 1) với tổng số tiền 12,82 tỷ đồng, hiện đã tiến hành hỗ trợ cho các hộ thực hiện di dời mồ mả.

Dự kiến Dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ được khởi công tại xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi. Có khoảng 170 hộ bị ảnh hưởng, kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 18 tỷ đồng. Hiện nay, UBND xã tập trung xác định nguồn gốc sử dụng đất; tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp thu hồi và số nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp. UBND huyện giao Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp UBND xã Kim Bôi và các ngành, đoàn thể xã tiếp tục tổ chức tuyên truyền để nhân dân đồng thuận, đồng ý ứng, bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ khởi công dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, UBND huyện Kim Bôi đã phối hợp với chủ đầu tư triển khai nhanh dự án tái định cư tại xã Kim Bôi cho người dân bị thu hồi đất; dự án khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ cho các hộ dân bị ảnh hưởng và nhà ở cho cán bộ, công nhân thực hiện dự án. Đối với khu tái định cư xã Kim Bôi, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đã kiểm đếm về đất và tài sản trên đất đối với 30 hộ, diện tích hơn 7 ha và 34 phần mộ. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan phối hợp với UBND xã Kim Bôi xác định hiện trạng sử dụng đất, xác định nguồn gốc đất, số nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, thực hiện niêm yết công khai đối với đất nông nghiệp. Về dự án xây dựng khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 19/QĐ-UBND, ngày 4/6/2024 với quy mô 53,16 ha tại các xóm: Thượng, Thông, Má Mư, Khoang; tổng mức đầu tư 2.215 tỷ đồng). UBND huyện đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình ban hành kế hoạch thu hồi đất để thực hiện dự án này.

Đồng chí Bạch Công Ban, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi cho biết: Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ là dự án trọng điểm có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế của tỉnh. Dự án có tổng diện tích đất thu hồi lớn, nhiều hạng mục công trình phải giải phóng mặt bằng cùng lúc. Đây là thách thức không nhỏ khi việc triển khai gặp nhiều khó khăn do quá trình xác định nguồn gốc sử dụng đất mất nhiều thời gian. Hồ sơ địa chính quản lý tại cấp xã, cấp huyện qua các thời kỳ có nhiều sai sót, thiếu đồng bộ, chưa được chỉnh lý kịp thời nên việc kiểm tra, rà soát thông tin, xử lý biến động mất nhiều thời gian; một số trường hợp phải đo đạc, chỉnh lý bản đồ ảnh hưởng đến tiến độ lập hồ sơ, xác định nguồn gốc sử dụng đất.

Với quyết tâm cao nhất triển khai thực hiện dự án, UBND huyện Kim Bôi tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác đền bù GPMB. Trong đó, huyện sẽ tổ chức họp đối thoại với các hộ gia đình, cá nhân còn có ý kiến không đồng ý các phương án bồi thường, hỗ trợ. Qua đó tuyên truyền, vận động và tiếp thu, giải trình những ý kiến trái chiều của người dân. Tiếp tục kê khai và xác định hiện trạng sử dụng đất, xác định nguồn gốc sử dụng đất; xác định tỷ lệ % diện tích đất nông nghiệp thu hồi; số nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp.


Đinh Hoà


Các tin khác


Giá gà giảm mạnh, người chăn nuôi không dám tái đàn

Từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, giá gà trên thị trường giảm mạnh. Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh phải gồng mình gánh lỗ, tạm ngưng tái đàn bởi giá bán ra thấp hơn giá thành sản xuất.

Huyện Yên Thuỷ: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 515 tỷ đồng

Trong 2 tháng đầu năm 2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thủy đã thực hiện giải ngân hơn 38,7 tỷ đồng cho 624 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Tháng 2, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 7.200 tỷ đồng

Trong tháng 2 vừa qua, lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tiếp tục phát triển ổn định, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm tiền thuê đất tại Phiên họp thứ 43

Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (ngày 10-11/3/2025 và chiều 14/3/2025), tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Cơ cấu lại kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Năm 2025 là cột mốc quan trọng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Đây cũng là năm toàn tỉnh triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%, tạo đà bứt phá để bước vào "Kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc.

Tiềm năng chuỗi trồng rau hữu cơ

Dịp đầu năm, chúng tôi đến thăm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ V-Organic, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc vào thời điểm HTX tập trung thu hoạch cà chua chính vụ. HTX đã trồng gần 3ha cà chua trong nhà lưới. Bà Cấn Thị Thùy Trang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX cho biết: Những năm trước, HTX Nông nghiệp hữu cơ V-Organic trồng các loại rau xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và được đánh giá cao. Tranh thủ thời gian giao vụ, chúng tôi trồng cà chua để cung cấp cho các siêu thị lớn tại Hà Nội. Thời gian qua, mỗi ngày HTX cung cấp cho thị trường hơn 2 tạ cà chua. Ngoài sản phẩm cà chua, trong năm 2024, HTX triển khai trồng gần 10 ha rau và liên kết cùng các hộ dân mở rộng diện tích trồng. HTX tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra đã giúp các hộ liên kết về kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục