Năm 2025 là cột mốc quan trọng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Đây cũng là năm toàn tỉnh triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%, tạo đà bứt phá để bước vào "Kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc.


Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần bao bì Nakata Việt Nam - doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại cụm công nghiệp Phú Thành II (Lạc Thủy).

Nhìn lại 3 năm (2022 - 2024) thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU có thể thấy, việc cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Trong 3 năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân đạt 6,9%. Quy mô kinh tế năm 2024 đạt khoảng 79.946 tỷ đồng, gấp 1,56 lần năm 2021. GRDP bình quân đầu người tăng từ 64,7 triệu đồng năm 2022 lên 81 triệu đồng năm 2024. Năng suất lao động bình quân tăng 10,5%/năm...

Đặc biệt, kết quả đáng ghi nhận là cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2024, trong khi tốc độ tăng trưởng GRDP chung đạt 8,96% thì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng 13,33% (riêng công nghiệp tăng 15,24%); dịch vụ tăng 7,47%; thuế sản phẩm tăng 6,17%. Với kết quả này, cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 20,47%; công nghiệp - xây dựng 43,91%; dịch vụ 31,05%; thuế sản phẩm 4,57%. Cùng với đó, tỉnh thực hiện khá hiệu quả việc tái cơ cấu các ngành kinh tế. Công tác phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư đạt kết quả khả quan, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo thêm động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế.

Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 đã được hoạch định, toàn tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng GRDP trên 10%. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,67% (riêng công nghiệp tăng 13,58%); dịch vụ tăng 9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9%. Đây là mục tiêu thể hiện quyết tâm chính trị cao, góp phần tích cực cùng cả nước thực hiện có hiệu quả Kết luận số 123-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và Nghị quyết số 25/NQ-CP, ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 10%, toàn tỉnh đang và sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhóm giải pháp. Trong đó, chú trọng thực hiện 4 đột phá chiến lược, gồm: quy hoạch, cải cách hành chính, phát triển nhân lực gắn với chuyển đổi số, phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Quá trình thực hiện sẽ bám sát định hướng chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đồng thời, thực hiện đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030), hướng tới hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được nhấn mạnh trong Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước. Đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, là trung tâm dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Mục tiêu rõ ràng. Tầm nhìn sáng tỏ. Năm 2025 sẽ là cột mốc quan trọng để toàn tỉnh củng cố nội lực, sẵn sàng tạo bứt phá cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.


Khánh An


Các tin khác


Trong quý I/2025, ước có 104 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thực hiện cải cách hành chính, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong quý I/2025, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ước có 104 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 800 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới bằng 101%, số vốn đăng ký bằng 20,4%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 53% so với cùng kỳ

Trong tháng 2/2025, sản xuất công nghiệp tỉnh Hòa Bình tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Hoà Bình xếp thứ 5 cả nước về chỉ số công nghiệp tăng cao nhất

Theo số liệu vừa được Cục Thống kê công bố, 2 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,5%); tính chung 2 tháng năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 58 địa phương.

Giá xăng RON 95 xuống dưới 20.500 đồng

Giá xăng, dầu cùng giảm 460-760 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Phát triển rừng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc phát triển rừng sản xuất không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái, giúp nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước.

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 275/UBND-KTTH về việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục