Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản vẫn ở mức cao, nhu cầu về gạo nhập khẩu rẻ hơn đang tăng lên.
Gạo được trữ tại kho ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Trong số các loại gạo được nhập khẩu vào Nhật Bản, gạo Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng vì được đánh giá gần giống với gạo Nhật.
Trao đổi với báo giới, ông Takashi Takanashi, Giám đốc hội đồng quản trị Spice House Co. tại tỉnh Kanagawa, chuyên cung cấp thực phẩm nhập khẩu cho các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ, cho biết: "Chúng tôi đang nhận được ngày càng nhiều yêu cầu về gạo Việt Nam".
Giá gạo Japonica sản xuất tại Việt Nam tại một cửa hàng trực thuộc công ty trên có giá 3.240 yen (khoảng 21,80 USD) cho 5 kg, trong khi loại gạo này sản xuất tại Nhật Bản có giá khoảng 4.000 yen (khoảng 27 USD) cho cùng số lượng.
Gạo Japonica là giống gạo chủ đạo ở Nhật Bản, có hạt nhỏ và ngắn. Theo Giám đốc Takanashi, gạo Việt Nam trông giống như các sản phẩm của Nhật Bản và hương vị cũng gần như giống hệt. Công ty bắt đầu kinh doanh gạo Việt Nam vào năm 2024. Do nhu cầu răng cao, công ty hầu như không còn hàng tồn kho và hiện đang giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua một bao.
Gạo Việt Nam đang trở thành mặt hàng nổi bật trong bối cảnh thị trường gạo Nhật Bản đang gặp khó khăn. Việt Nam là quốc gia sản xuất gạo lớn thứ 5 trên thế giới, trong khi Nhật Bản đứng thứ 10. Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, lượng gạo nhập khẩu tư nhân đã tăng mạnh, từ 368 tấn trong năm tài chính 2023 lên tới 991 tấn vào cuối tháng 1/2025.
Công ty thương mại tổng hợp Kanematsu Corp. cũng đang chuẩn bị nhập khẩu 10.000 tấn gạo "Calrose" của Mỹ trong năm 2025. Đây là giống gạo hạt trung bình có kết cấu chắc, lớn hơn gạo Japonica hạt ngắn. Tuy nhiên, công ty cho biết nhu cầu về loại gạo này rất cao từ khách hàng chủ yếu trong ngành dịch vụ thực phẩm.
Sự phổ biến của gạo nhập khẩu cũng thể hiện rõ ở loại gạo "tiếp cận tối thiểu" do chính phủ Nhật Bản quản lý, theo đó 770.000 tấn gạo được nhập khẩu miễn thuế. Trong số này, 100.000 tấn được đấu giá để sử dụng làm thực phẩm và trong năm tài chính 2024, toàn bộ số gạo này đã được đấu giá lần đầu tiên sau 7 năm.
Trong khi Chính phủ Nhật Bản hy vọng có thể ổn định giá gạo bằng cách giải phóng gạo dự trữ, sự bất ổn về giá gạo vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Sự phổ biến của gạo nhập khẩu có thể tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, khi giá gạo trong nước vẫn ở mức cao.
Theo Baotintuc.vn
Sau hơn 4 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025", ngành Công Thương tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chiều 13/3, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thu, nộp ngân sách nhà nước tỉnh chủ trì hội nghị đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2025.
Dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại huyện Kim Bôi được UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 45/QĐ-UBND, ngày 3/6/2022. Dự kiến trong tháng 5 tới, dự án chính thức khởi công xây dựng. UBND huyện Kim Bôi đang quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) với quyết tâm cao nhất nhằm khởi công dự án theo kế hoạch đề ra.
Hiến đất, mở rộng đường giao thông nông thôn đã và đang được nhân dân xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) đồng thuận triển khai thực hiện. Các tuyến đường giao thông kiên cố, rộng rãi được nối dài, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã trở thành điểm tựa, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Mai Châu vươn lên thoát nghèo. Nhờ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước cải thiện thu nhập và xây dựng cuộc sống ấm no.
Thời tiết cuối tháng 2, đầu tháng 3 có mưa nhỏ rải rác, ngày âm u, trời rét, có nơi rét đậm, độ ẩm cao... tạo điều kiện cho các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và phát triển, gây hại trên các loại cây trồng. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến sâu bệnh để kịp thời xử lý, đảm bảo năng suất cho cây trồng vụ xuân.