Trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 3 dự án trọng điểm ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký hàng nghìn tỷ đồng, khi hoàn thành được kỳ vọng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo ra sản phẩm du lịch, dịch vụ chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững. Huyện Lạc Sơn đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phấn đấu khởi công các dự án theo kế hoạch.
Huyện Lạc Sơn công khai quy hoạch dự án trên địa bàn xã Quý Hòa.
Dự án Khu dân cư nông thôn mới, hạ tầng tái định cư và nhà ở Quý Hòa tại xã Quý Hòa được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH Mặt trời Hà Nam, vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng, quy mô dân số 4.428 người, tổng diện tích đất đăng ký sử dụng 33,57 ha. UBND huyện phối hợp chủ đầu tư và các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng, hiện kiểm đếm xong toàn bộ tài sản khoảng 31,8 ha. UBND xã xác minh nguồn gốc đất đạt khoảng 50% diện tích đã kiểm đếm (chủ yếu là đất nông nghiệp chính chủ), đã thẩm định và niêm yết công khai. Khoảng 50% diện tích còn lại đang tiếp tục xác minh nguồn gốc đất (thuộc diện đã chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… không có sổ, không chính chủ).
Dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả cũng tại xã Quý Hòa do Công ty TNHH Mặt trời Hòa Bình đầu tư, quy mô dân số 4.600 người, diện tích sử dụng đất khoảng 85,2 ha. Vốn đầu tư của dự án 2.627 tỷ đồng, dự kiến khởi công và hoàn thành quý I/2026. Đối với dự án này, huyện Lạc Sơn đã thành lập tổ công tác tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thực hiện các thủ tục liên quan, đã kiểm đếm xong toàn bộ diện tích đất lúa, đang tiếp tục kiểm đếm đất ở, nhà ở và vật kiến trúc. Nhà đầu tư đã thực hiện xây dựng xong 520m đường vào nghĩa trang; ứng 1,415 tỷ đồng để di chuyển 65/65 mộ ra khỏi phạm vi dự án (đã di chuyển xong). Trong tháng 4/2025 kiểm đếm xong tài sản là đất ở, nhà ở, vật kiến trúc, xác minh nguồn gốc đất làm cơ sở phê duyệt các phương án GPMB.
Công tác GPMB 2 dự án trên khá thuận lợi vì người dân đồng thuận, ủng hộ chủ trương triển khai dự án. Tuy nhiên, dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung tại xã Quý Hòa chưa nhận được sự đồng thuận của các hộ dân về chủ trương thực hiện dự án, không cho vào khu vực dự án để điều tra, khảo sát làm cơ sở xây dựng phương án thi công, đo đạc bản đồ nên chưa triển khai thực hiện được; chưa thực hiện được việc cắm mốc quy hoạch, rà soát, kiểm đếm đất đai, tài sản; một số đối tượng mua bán đất trái phép vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động để nhân dân không đồng thuận với dự án, từ đó gây cản trở trong công tác GPMB.
Theo đồng chí Bùi Văn Lịnh, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, đối với 2 dự án Khu dân cư nông thôn mới, hạ tầng tái định cư và nhà ở Quý Hòa và Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả mất nhiều thời gian xác minh nguồn gốc đất vì đất đai nhỏ lẻ, manh mún, nhiều hộ không có sổ, hoặc có sổ thì đứng tên bố mẹ, đất thừa kế nhiều thủ tục… Nhà đầu tư đã thống nhất hỗ trợ tiền đi lại cho một số hộ dân có con em đi làm ăn xa để về địa phương làm các thủ tục pháp lý về đất đai.
Huyện Lạc Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền các hộ dân đồng thuận triển khai các dự án. Tập trung đẩy nhanh tiến độ 2 dự án Khu dân cư nông thôn mới, hạ tầng tái định cư và nhà ở Quý Hòa và Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả làm cơ sở tuyên truyền các hộ dân được thuận lợi hơn. Huyện đề nghị UBND tỉnh cấp quyền khai thác tận thu mỏ đất dôi dư tại dự án hồ chứa nước Cánh Tạng để lấy đất san lấp mặt bằng. Nhà đầu tư phối hợp Ban quản lý dự án và xã Quý Hoà chuẩn bị nguồn kinh phí, khi có phương án được phê duyệt thì chi trả cho người dân kịp thời.
Lê Chung
Ngày 25/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bỏ phiếu xét công nhận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Gần 50 năm sau ngày non sông liền một dải, những vùng đất từng là hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam đang bừng nở sức sống mới. Không còn là "vùng trũng” dịch vụ, Hòa Bình ba năm trở lại đây đã bứt phá bằng những mô hình thương mại đặc sắc: chợ đêm vùng cao, phố đi bộ, trung tâm logistics gắn với nông sản bản địa... Trên nền những đồi sim tím, giữa bãi ngô trập trùng, thương mại - dịch vụ đang len lỏi, đánh thức cả vùng đất và tâm thế con người. Đó là cuộc cách mạng thầm lặng nhưng đủ sâu để khắc tên Hòa Bình trên bản đồ kinh tế dịch vụ Tây Bắc.
Năm 2024, toàn tỉnh có 86.000 hộ chăn nuôi đạt tiêu chí chuồng trại hợp vệ sinh. Cùng với đó, trên 20% hộ đã đầu tư hệ thống biogas, 100% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn có công trình xử lý chất thải… Những con số không chỉ phản ánh sự cải thiện về kỹ thuật sản xuất, mà còn cho thấy một quá trình thay đổi trong nhận thức, thói quen - bắt đầu từ chính nơi từng bị xem là dễ bỏ qua nhất trong các tiêu chí môi trường nông thôn.
Đến thời điểm này, 10/10 xã của huyện Yên Thủy đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 6/10 xã đạt từ 15 tiêu chí NTM nâng cao trở lên. Huyện đạt 7/9 tiêu chí huyện NTM và đạt 7/9 tiêu chí xây dựng đô thị văn minh.
Chiều 24/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số.
Việt Nam hiện đang chiếm thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông, đạt 14 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 27,8% thị phần.