27 Tết, khi mà mọi giao dịch của nền kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa để chuẩn bị đón tết cổ truyền thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đột ngột ra thông báo quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại TCTD và quyết định điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH.
TGĐ một NHTMCP thốt lên: "Tôi không ngờ NHNN lần này lại ra tay nhanh và bất ngờ như vậy".
Ngoài dự đoán của thị trường, nhưng trong tính toán thời điểm của NHNN. Khi tỉ giá thị trường tự do đang ở mức thấp nhất trong vòng nhiều tháng qua, người dân và DN đa phần đã ngừng các giao dịch tài chính để mua sắm, những xáo động về tâm lý sẽ giảm thiểu.
Để ý thấy những quyết định quan trọng của NHNN thường được đưa ra trong hai bối cảnh. Thứ nhất trong tình thế bắt buộc phải đưa ra quyết định (như cho phép nhập khẩu vàng vừa rồi) tình thế này khá dễ đoán định.
Thứ hai chọn thời điểm tình hình có vẻ êm ả, hầu như không có những vấn đề nóng mà thị trường nghĩ rằng cần có giải pháp (như quyết định nâng mức LS tiền gửi USD và điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH hôm 10.2 vừa qua).
Chính sách ban hành trong thời gian này sẽ khiến thị trường bớt bị sốc và không có những phản ứng thái quá, nóng vội gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia thị trường. Trong tình huống này, mặc dù thị trường bị bất ngờ, nhưng những hiệu quả đạt được trong công tác quản lý là khá cao.
Lần này cũng vậy, sau cơn sốt ngắn ngủi trong buổi sáng ngày 11.2, USD trên thị trường tự do nhảy lên 19.650 đồng/USD, đến trưa cùng ngày tỉ giá đã giảm dần và chiều giảm khá mạnh.
Phản ứng của giới tài chính chưa rõ rệt, còn các NĐT coi quyết định này của NHNN là tích cực cho NH và TTCK. Một NĐT nói: “NHNN điều chỉnh tỉ giá như thế là rất tốt cho thị trường tiền tệ nói chung và hệ thống NH nói riêng. Thanh khoản USD sẽ được cải thiện đáng kể. Tỉ giá tăng, LS gửi USD giảm buộc các DN sẽ phải so sánh lợi ích giữa găm giữ USD trên tài khoản hay chuyển đổi thành VND thì có lợi hơn, để từ đó tự nguyện bán USD cho NH. Khi tỉ giá trong và ngoài thị trường chính thức không chênh lệch nhiều nữa thì nguồn cung USD cho NH cũng sẽ tăng lên. Bài toán ngoại tệ tạm thời có lời giải”.
Cơ sở ra quyết định
Theo thông tư số 03/2010/TT-NHNN, kể từ ngày 11.2.2010, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ TCTD) tại TCTD tối đa là 1,0%/năm (mức LS tối đa mà các NHTM đang áp dụng là 4,5%/năm). Tỉ giá bình quân liên NH giữa USD và VND áp dụng cho ngày 11.2.2010 là 18.544 VND/USD (tăng 603 đồng, tương ứng 3,3% so tỉ giá ngày hôm trước 10.2).
Mục đích của việc ban hành thông tư 03 và điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH theo NHNN là nhằm cân đối hài hoà cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.
Như chúng ta đã biết, trong năm 2009, NHNN đã thực hiện một loạt biện pháp để bình ổn thị trường như điều chỉnh tỉ giá bình quân liên NH, bán can thiệp với quy mô lớn cho tất cả các TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu 7 DN và tập đoàn nhà nước lớn bán ngoại tệ cho NHTM. Những biện pháp trên tuy đã cải thiện tình hình thị trường ngoại hối, tăng tính thanh khoản cho thị trường nhưng kết quả chưa được như mong đợi.
Lượng ngoại tệ mà các DN bán cho NHTM thấp hơn nhiều với số dư trên tài khoản tiền gửi; nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng mạnh do kinh tế đang phục hồi. Dự trữ ngoại hối quốc gia ở mức thấp. Hiện tượng hai tỉ giá khiến cho tâm lý kỳ vọng găm giữ USD trên tài khoản chờ hưởng chênh lệch tỉ giá không hề giảm bớt, đã tác động xấu đến tỉ giá trên thị trường tự do khiến cho niềm tin vào VND bị giảm sút...
Việc NHNN buộc quy định trần LS tiền gửi USD của các TCKT tối đa 1%/năm cho thấy hiện tượng găm giữ USD trên tài khoản của các DN còn rất nặng nề. Họ vẫn có tâm lý kỳ vọng tỉ giá VND/USD còn có sự điều chỉnh, thêm nữa DN lo bán rồi không mua được ngoại tệ từ NH khi cần.
Từ trước đến giờ DN giữ ngoại tệ vẫn lợi hơn giữ VND vì hưởng lợi kép từ tỉ giá lẫn lãi suất đó là chưa kể nguồn gốc ngoại tệ này có được của nhiều DN từ sự hưởng lợi độc quyền với nhiều ưu đãi trong khai thác tài nguyên khoáng sản của quốc gia và từ đồng vốn VND được hưởng chính sách kích cầu của Chính phủ năm 2009.
Khống chế LS trần tiền gửi USD của các tổ chức 1%/năm, đi kèm với điều chỉnh mạnh tỉ giá liên NH, NHNN đã “kinh tế hoá biện pháp hành chính” buộc các tổ chức kinh tế khi nắm giữ USD sẽ phải tính toán việc găm giữ hay bán ngay ngoại tệ cho NH khi có nguồn thu.
Tỉ giá-vẫn cần giải pháp căn bản
Việc điều chỉnh mạnh tỉ giá chia thành từng đợt (lần đầu vào quý IV/2009 và mới đây) là thông điệp mà NHNN gửi đến giới DN là NHNN sẽ cương quyết làm cho mối quan hệ giữa VND và USD ở mức hợp lý hơn và các DN vay USD (kể cả vay vốn trong ngoài nước) nếu sử dụng đồng vốn có hiệu quả thì hiệu quả làm ra vẫn thừa khả năng bù cho khoản chênh lệch tỉ giá này.
Như vậy, kỳ vọng về việc tìm kiếm lợi ích tăng giá ngoại tệ trong thời gian tới là rất nhỏ, không đáng kể so với việc mau chóng biến nguồn ngoại tệ có được thành VND để đưa vào một chu trình luân chuyển vốn mới, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh.
Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì việc điều chỉnh tỉ giá và LS vừa qua tuy là yếu tố tích cực cho thị trường trong thời gian tới, nhưng có tác dụng dài hạn hay không lại là một vấn đề còn chờ xem. Liệu các NHTM có nhân dịp này mà hạ LS huy động USD của các thành phần khác xuống để giảm chi phí bình quân đầu vào chung của nguồn vốn huy động? Và các NHTM là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách sẽ có hành động gì để san sẻ lợi ích này thông qua lãi suất cho vay với các thành phần kinh tế khác?...
Một chuyên gia tài chính NH nói: “Quyết định điều chỉnh tỉ giá vừa rồi của NHNN chỉ giải quyết triệu chứng, chưa căn bản. Nếu vấn đề nhập siêu cao chưa được giải quyết thì cung-cầu ngoại tệ vẫn mất cân đối và đương nhiên sẽ lại tạo ra chênh lệch tỉ giá giữa hai thị trường chính thức và không chính thức”.
Việc nhập siêu này, nếu VN không có các biện pháp thích hợp cùng với một quyết tâm thực hiện cao để giảm dần, thông qua các chính sách khuyến khích sản xuất, gia tăng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, khai thác được nguồn lực đầu tư của toàn XH, cải cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thủ tục hành chính, có những giải pháp chủ động về nguồn ngoại tệ nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài, của kiều hối... thì các chính sách ngoại hối mà NHNN ban hành vẫn chỉ mang tính ngắn hạn và chắp vá mà thôi.
Theo Báo Laodong
Sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tiếp tục bán 191 tấn vàng, lập tức giá vàng thế giới từ 1.123 USD/ounce xuống còn 1.100 USD/ounce, sau đó leo lên 1.106 USD/ounce vào lúc 16 giờ ngày 19-2 (mùng 6 Tết)
(HBĐT) - Dường như mồng 2 Tết là “ngày đẹp” nên nhiều bà, nhiều chị đã mở hàng. Từ phường Đồng Tiến, Phương Lâm, Tân Thịnh đến Hữu Nghị, Tân Hòa, Thái Bình (TP Hòa Bình) các hàng tươi sống rau, củ, quả, cá, đậu phụ đã được bày bán dọc đường.
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” giờ đây đã trở thành một chủ trương được nhiều ngành tham gia. Điều này khích lệ doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và kích thích tinh thần yêu nước cũng như ý thức dân tộc.
Nhờ sản phẩm bán chạy, thu lãi lớn trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều làng nghề ở ĐBSCL ăn Tết Canh Dần rôm rả hơn mọi năm
Người dân ĐBSCL vừa đón tết Canh Dần rất sung túc, đầm ấm, vui tươi… nhà nào cũng hân hoan bởi tết năm nay nhiều loại nông thủy sản được giá cao, thu nhập khá. Trong khi đó, nhiều công trình lớn như đường cao tốc TPHCM - Trung Lương vừa đưa vào khai thác, dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu đã khởi công, cầu Cần Thơ sắp hoàn thành… sẽ là động lực để ĐBSCL tăng tốc trong năm 2010. Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, PV Báo SGGP đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL, doanh nghiệp… về những triển vọng kinh tế trong năm mới.
Phát huy truyền thống và phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trở về các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn, các cựu chiến binh đã không cam chịu đói nghèo, biết khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi vùng quê, trở thành những tấm gương sáng về phát triển kinh tế.