Ngày 21.2, mặc dù lượng hàng hóa về các chợ đầu mối tăng dần, hầu hết siêu thị đã hoạt động trở lại, song giá bán lẻ các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống vẫn tăng cao.

Chợ tăng hơn siêu thị

Ngày 21.2 (mùng 8 tết), người nội chợ vẫn ngỡ ngàng vì giá cả hàng hoá - nhất là rau quả tươi, thực phẩm tươi sống và hải sản vẫn... cao ngất. Dù nhiều chợ đã có người bán hàng trở lại, song nhiều chợ cóc, chợ tạm, tại các khu dân cư vẫn tự phát mọc lên.

Chính vì thế mà mỗi nơi một giá. "Nóng" nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là hải sản như tôm, cua, cá và các loại rau xanh... nhiều khu vực tăng  gấp 3-4 lần ngày thường. Tại chợ Hôm - Đức Viên (Hà Nội), cá quả (loại 1,5kg trở lên) giá 180.000 - 200.000đ/kg; cá trắm đen giá 350.000đ/kg. Tôm sú giá từ 300.000 - 350.000đ/kg; cua biển giá 400.000 - 450.000đ/kg... Một số loại hải sản nấu lẩu như ngao, sò huyết, hàu, cá chình... cũng đội giá lên vào chục nghìn/kg.

Nhiều NTD cho biết, mặc dù chấp nhận mua giá cao vì biết là sau tết giá cả thực phẩm và rau xanh thường tăng cao; tuy nhiên, việc tăng quá cao và bất thường thì thật... khó tin. Chị Hồng Anh (Đại Kim - Hà Nội) cho biết: "Nếu như trước tết, thịt bò thăn giá chỉ khoảng 140.000-150.000đ/kg thì chỉ sau mấy ngày tết, giá đã lên tới 200.000đ/kg; thịt bò mông giá 180.000đ/kg; thịt gà cũng đứng ở mức giá 120.000đ/kg. Ngay cả rau xanh cũng tăng giá hằng ngày, một bó rau muống giá 5.000đ ngày mùng 5 tết, đến mùng 8 tết giá là 10.000đ... Thắc mắc thì được người bán lý giải: "Rau xanh đang khan hàng. Hơn nữa, thời tiết lạnh, nghỉ tết dài, chẳng ai xuống ruộng hái rau đâu".

Trong khi đó tại TPHCM, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Cty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Tam Bình - Thủ Đức - cho biết: "Năm nay tuy nghỉ  tết kéo dài, nhưng lượng thực phẩm về chợ đầu mối lại sớm hơn mọi năm. Đến mồng 5 tết, lượng hàng về chợ đã tăng lên 1.600 tấn/đêm và hiện nay dần ổn định ở mức khoảng 2.000 tấn/đêm. Trong số này, 50% lượng hàng nhập về chợ là các loại rau, củ, quả. So mức bình quân của các ngày trong năm với lượng hàng về chợ dao động từ 2.200 - 2.800 tấn/đêm, lượng hàng hiện nay đang dần ổn định. Do vậy, giá các mặt hàng đã giảm nhiều so với những ngày giáp tết, như khổ qua đã giảm 8.000 - 10.000 đồng/kg - còn 12.000 đồng/kg. Các loại rau, cải xanh biến động tăng - giảm ở mức chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày thường".
 
Song song đó, bà Lê Quang Thục Quỳnh - Giám đốc tiếp thị hệ thống siêu thị Co.op mart - cũng cho biết, từ ngày 19.2, hệ thống siêu thị Co.op mart đã tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường, từ 8 - 22 giờ mỗi ngày với lượng hàng phong phú, giá ổn định.

Thế nhưng, khảo sát tình hình tại các chợ bán lẻ ở TPHCM, số sạp chợ kinh doanh trở lại vẫn chưa nhiều, một số sạp tuy kinh doanh trở lại, nhưng chỉ bán buổi sáng. Vì thế, giá các loại hàng thực phẩm tươi sống vẫn cao. Thậm chí, một số mặt hàng giá còn cao hơn những ngày giáp tết. Đặc biệt, riêng các loại trái cây vẫn chưa hạ giá trở lại,  đứng ở mức cao hơn ngày thường 5.000 - 30.000đ/kg do các nhà vườn chưa hái trái nhiều, trong khi nhu cầu hoa quả để viếng chùa trong tháng giêng đang tăng mạnh.

Theo các tiểu thương, nhiều khả năng tình hình rau củ quả và trái cây sẽ còn đứng giá cao đến hết tháng giêng và khó có thể "hạ nhiệt" trở lại bằng mức giá sau tết. Bởi theo lý giải của các tiểu thương, hết tháng giêng tuy nhu cầu rau củ quả, trái cây do ăn chay, đi viếng chùa giảm bớt nhưng chi phí vận chuyển hàng về các chợ sẽ tăng lên do ảnh hưởng giá xăng dầu tăng thêm hơn 500 đồng/lít từ ngày 21.2.

Nhiều dịch vụ "té nước theo mưa"

Không chỉ thực phẩm, rau xanh, sau tết các quán hàng ăn uống, nhất là các quán phở, bún, miến, giải khát... đặc biệt đắt khách, giá đã tăng gấp đôi so với ngày thường. Tại phủ Tây Hồ, khách thập phương đi lễ đầu năm bị các hàng quán hai bên đường vào phủ "chặt" đẹp, 30.000đ/bát phở (hoặc bún), 50.000 - 100.000đ/đĩa bánh tôm. Lý giải cho việc tăng giá này, nhiều chủ cửa hàng cho biết, giá nguyên liệu chế biến đều tăng, nhân viên phục vụ... cũng về hết nên tiền công tăng, tính luôn vào giá bán.

Chưa kể, đến các khu vực chùa chiền những ngày này, người dân còn chịu cảnh giá trông giữ xe thi nhau tăng vọt, mỗi nơi một giá, thấp thì 5.000đ/xe máy/lượt; cao lên tới 20.000đ/xe máy, 50.000đ/ôtô. Tại các điểm như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bờ Hồ, công viên Lênin, khu vực chùa Quán Sứ... giá trông xe bình quân tăng gấp 2 lần so với bình thường và phổ biến 5.000 - 10.000đ/xe máy, có những nơi lên đến 20.000đ/xe máy, ôtô 50.000đ/chiếc. Trong khi đó, theo quy định, giá trông xe máy ban ngày là 2.000đ/lượt, xe đạp 1.000đ/lượt.

Một số dịch vụ khác như đổi tiền lẻ 10 "ăn" 7 (đổi 100.000đ tiền chẵn, được 70.000đ tiền lẻ); viết sớ tăng 5.000đ/lá... Các quán giải khát bán càphê, trà, chủ quán không tăng giá đồ uống mà tính thêm phí dịch vụ từ 20.000 - 30.000đ/người.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động thì dường như đây là thực tế khó tránh khỏi, khi mà hầu hết các loại hình siêu thị, cửa hàng, dịch vụ... đều chưa hoạt động trở lại nhiều. Số ít đã hoạt động thì chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu của NTD. Theo các chuyên gia về giá cả, dịp tết năm nay giá cả "leo thang" hơn mọi năm là do nghỉ tết dài, nguồn cung dù đang tăng dần nhưng vẫn còn chưa thoát khỏi sự khan hiếm cục bộ.

Chắc chắn, từ nay đến rằm tháng giêng, giá cả sẽ còn tăng cao dù trước tết. Hiện các địa phương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị đủ hàng hóa dự trữ, ngăn chặn tình trạng tăng giá sau Tết Nguyên đán.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hoạt động nghiệp vụ tại Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương.
Nông dân các xã vùng cao huyện Lạc Sơn ươm cây giống phục vụ trồng rừng kinh tế năm 2010.
Nhà đầu tư đang đón chờ một năm mới nhiều tin vui .

Có tiền “nóng”, “sóng” sẽ nổi

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đang chơi bằng vốn tự có. Ra giêng, nếu có dòng tiền “nóng” (tiền bán cổ phiếu trong năm, tiền nhàn rỗi, tiền FII...) đổ vào thì “sóng” sẽ nổi lên

Vàng giảm 340.000 đồng/lượng

Sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tiếp tục bán 191 tấn vàng, lập tức giá vàng thế giới từ 1.123 USD/ounce xuống còn 1.100 USD/ounce, sau đó leo lên 1.106 USD/ounce vào lúc 16 giờ ngày 19-2 (mùng 6 Tết)

Giá hàng hóa tăng mạnh sau Tết 

(HBĐT) - Dường như mồng 2 Tết là “ngày đẹp” nên nhiều bà, nhiều chị đã mở hàng. Từ phường Đồng Tiến, Phương Lâm, Tân Thịnh đến Hữu Nghị, Tân Hòa, Thái Bình (TP Hòa Bình) các hàng tươi sống rau, củ, quả, cá, đậu phụ đã được bày bán dọc đường.

Hàng Việt phải chinh phục người Việt

Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” giờ đây đã trở thành một chủ trương được nhiều ngành tham gia. Điều này khích lệ doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và kích thích tinh thần yêu nước cũng như ý thức dân tộc.

Làng nghề thắng đậm

Nhờ sản phẩm bán chạy, thu lãi lớn trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều làng nghề ở ĐBSCL ăn Tết Canh Dần rôm rả hơn mọi năm

Đồng bằng sông Cửu Long - Kỳ vọng năm mới 2010

Người dân ĐBSCL vừa đón tết Canh Dần rất sung túc, đầm ấm, vui tươi… nhà nào cũng hân hoan bởi tết năm nay nhiều loại nông thủy sản được giá cao, thu nhập khá. Trong khi đó, nhiều công trình lớn như đường cao tốc TPHCM - Trung Lương vừa đưa vào khai thác, dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu đã khởi công, cầu Cần Thơ sắp hoàn thành… sẽ là động lực để ĐBSCL tăng tốc trong năm 2010. Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, PV Báo SGGP đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL, doanh nghiệp… về những triển vọng kinh tế trong năm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục