Nhiều ngân hàng giữ tỉ lệ chia cổ tức quanh mức lãi suất huy động tối đa.
Trong lúc một số ngân hàng lớn đẩy tỉ lệ chia cổ tức năm lên đến 24-25%, phần nhiều các NHTM hiện chỉ giữ tỉ lệ chia cổ tức quanh mức hoặc chỉ nhỉnh hơn lãi suất huy động tối đa. Giải pháp được cho là nhằm tính đến sự phát triển trong lâu dài.
Phân nhóm
Kết thúc “mùa” đại hội cổ đông năm nay, một điểm dễ nhận thấy và tạo được sự chú ý của đông đảo giới cổ đông là sự chênh lệch khá rõ nét trong tỉ lệ chia cổ tức 2009 và cam kết cho năm 2010.
Trong lúc phần đông các NHTM cổ phần có quy mô nhỏ và vừa phải giữ tỉ lệ chia ở mức vừa phải, quanh mức 10-16% như Sacombank, Habubank, OCB, Navibank hay HDBank, một vài NHTM thực sự gây chú ý lớn khi thông qua tỉ lệ chia cổ tức năm nay lên tới 30-32%.
Dẫn đầu ở nhóm này, Techcombank cho biết sẽ nâng tỉ lệ chia cổ tức từ mức 25,61% năm 2009 lên con số tròn 30%. Không thua kém, ACB cũng vạch kế hoạch nâng tỉ lệ này từ con số 24% năm ngoái lên mức 24,47%. Eximbank dù chỉ nâng tỉ lệ cổ tức từ 12% lên 12,6% trong năm 2010, nhưng đặt chỉ tiêu đảm bảo quyền lợi cổ đông tới 32,6%, trong đó có 20% quyền lợi tăng từ thặng dư.
Dù giữ tỉ lệ cổ tức ở “nhóm dưới”, song theo như nhiều NHTM cổ phần, tỉ lệ cổ tức cao hơn lãi suất huy động tối đa trong thời điểm vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay đảm bảo được quyền lợi của các cổ đông.
Có quy mô đồ sộ, song Vietcombank trong phiên đại hội cổ đông tổ chức mới đây vẫn giữ nguyên mức chia cổ tức dự kiến năm 2010 là 12%, tương đương với mức chia thực tế trong năm 2009. Danh là cổ phần, song với hơn 90% vốn nhà nước, Vietcombank vẫn là ngân hàng có giá trị lợi nhuận cao nhất trong nhóm các NH quốc doanh với hơn 5.000 tỉ đồng trong năm 2009.
Song, dù giảm mục tiêu lợi nhuận xuống còn 4.500 tỉ đồng trong năm 2010, nhưng việc giữ tỉ lệ lợi nhuận 12% cho cổ đông vẫn đảm bảo cho Vietcombank tạo được “khoảng cách” lớn với nhóm cuối. Bởi nhiều NHTM cổ phần quy mô nhỏ hơn hiện chỉ gắng gượng được mức chia 7-8%.
Có nên tăng nóng?
Ngoài nhóm “đại gia”, phần đông các NHTM giữ tỉ lệ chia cổ tức quanh mức lãi suất tiết kiệm như một giải pháp cho phương án kinh doanh dài lâu. Trong đó đòi hỏi lớn nhất phải được hoàn thành trong năm 2010 nếu không muốn bị “tước” tư cách pháp nhân là việc đảm bảo đủ số vốn điều lệ theo quy định.
Với quy định này, đến cuối năm 2010 các NH phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định, tương đương 3.000 tỉ đồng. Chính yêu cầu này khiến các NHTM liên tục phải thực hiện việc tăng vốn điều lệ thông qua nhiều kênh khác nhau. Và trong bối cảnh đó, số vốn điều lệ càng tăng nhanh sẽ càng tạo áp lực lợi nhuận và việc tăng tỉ lệ cổ tức sẽ càng khó khăn hơn.
Dĩ nhiên việc tăng vốn giúp các NH cải thiện được hệ số an toàn vốn trong hoạt động thông qua chỉ số vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro. Nhiều NH lớn như ACB, Sacombank hay Techcombank đều giữ hệ số này cao hơn mức quy định của NHNN (8%). Đẩy hệ số an toàn lên cao, việc chia cổ tức cao một lần nữa lại gặp khó khăn hơn.
Cổ tức của một lượng lớn các NHTM ở mức thấp có thể sẽ khiến các cổ đông nản lòng, đặc biệt khi giá cổ phiếu liên tục bị pha loãng sau mỗi lần tăng vốn điều lệ. Song như nhiều nhận định, với tỉ suất sinh lời cao và vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ vẫn là lựa chọn tốt cho chiến lược đầu tư dài hạn.
Laodong
Các loại thuế, phí hiện hành trong cơ cấu giá xăng gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 17% (dầu hỏa và diesel là 10%), phí xăng dầu 1.000 đồng/lít
Lần đầu tiên trong lịch sử 19 năm tồn tại của mình, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Đông Á sẽ được tổ chức tại Việt Nam, một nước đang phát triển. “Đây là hội nghị mang tính bước ngoặt lịch sử”, ông Sushant Rao - giám đốc khu vực châu Á của WEF - nhấn mạnh trong buổi tọa đàm về WEF Đông Á sáng 10-5 tại TP.HCM.
Có nguồn vốn giá rẻ, các ngân hàng thương mại nhà nước đang chiếm ưu thế trong việc thu hút khách hàng so với ngân hàng thương mại cổ phần.
Việc NHNN triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ vốn, tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng cho đến cuối tháng 4 vừa qua cho thấy việc giảm lãi vay xuống dưới 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ là có cơ sở.
Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh băng rừng, vượt núi về với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống. Việc đưa nước hợp vệ sinh về các bản làng không những thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn góp phần làm thay đổi tập quán sinh hoạt của người dân địa phương các xã miền núi.
(HBĐT) - Phần lớn hệ thống các công trình thủy lợi (CTTL) của tỉnh được xây dựng từ những năm 1960-1990, chủ yếu là các công trình nhỏ, hiệu quả tưới không cao, năng lực thấp so với thiết kế. Trong quản lý và vận hành đã và đang bộ lộ những bất cập, hạn chế, cần phải khẩn trương triển khai những giải pháp quản lý và khai thác tốt các CTTL, nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh.