Công dân ngành điện bảo dưỡng đường dây.

Công dân ngành điện bảo dưỡng đường dây.

(HBĐT) - Mới bước vào đầu hè, thành phố Hoà Bình đã thường xuyên phải thực hiện cắt điện luân phiên. Tình trạng này được dự báo sẽ còn tiếp tục nếu tình hình thiếu nước ở các hồ thuỷ điện không được cải thiện.  Ngành điện đã tập trung mọi biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định. Tuy vậy, một trong những giải pháp được coi là tối ưu trong tình hình hiện nay đó là: sử dụng điện tiết kiệm.

 

Nguyên nhân thiếu điện: Hồ chứa “khát” nước

 

Ông Hà Văn Dần – Giám đốc Điện lực tỉnh cho biết: Sản lượng điện bình quân trên toàn hệ thống hiện đạt khoảng 300 triệu kwh/ngày, với nhu cầu sử dụng điện hiện nay, sản lượng thiếu khoảng 10 – 15 triệu kwh/ngày. Đối với tỉnh ta, sản lượng là 833.000 kwh/ngày, trong đó được phân bổ 710.000 – 713.000 kwh/ngày. Như vậy, mỗi ngày tỉnh ta thiếu từ 128 – 130.000 kwh/ngày.

 

Ngay từ những tháng đầu mùa khô, miền Bắc đã diễn ra những đợt nắng nóng gay gắt, miền Trung, miền Nam nhiệt độ tăng cao. Thiên tai khô hạn diễn ra khốc liệt khiến cho lượng nước về các hồ thủy điện suy giảm mạnh. Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, lưu lượng nước về đến các hồ chứa đều thấp hơn trung bình nhiều năm và đạt những giá trị thấp nhất trong lịch sử. Lưu lượng nước đến các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà giảm nhanh từ giữa tháng 6/2009 và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 35 – 65%. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, diễn biến thời tiết bất thường, nắng nóng và khô hạn xảy ra trên diện rộng, mực nước thủy điện tiếp tục xuống thấp không có nước về bổ sung, các nhà máy thủy điện không đủ nước sản xuất đầy tải cả ngày, khả năng huy động các nguồn điện sẽ càng trở nên hạn chế. Cũng theo EVN, trong 20 ngày kể từ ngày 8/5, nước sẽ ko về hồ Hòa Bình do phải chặn cống dẫn dòng để tích nước hồ Sơn La, do đó, việc cung cấp điện sẽ càng căng thẳng.

 

Ngành điện đã tập trung huy động mọi nguồn điện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, tuy nhiên, do phụ tải tăng cao, nguồn điện mua của Trung Quốc bị cắt, các nhà máy thủy điện không sản xuất hết công suất vì thiếu nước nên tình hình thiếu điện không thể tránh khỏi, buộc ngành điện phải thực hiện cắt điện luân phiên – Ông Dần cho biết thêm.

 

Giải pháp chính: tiết kiệm điện

 

Tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cấp điện ổn định trong những tháng tới là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các địa phương trong Chỉ thị 424/CT-TTg ngày 5/4/2010.

 

Trước tình hình thiếu điện, thực hiện cắt điện luân phiên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của doanh nghiệp, người dân. Việc huy động các nguồn điện là cơ bản song vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Mặc dù hạn hán kéo dài nhưng 3 tháng đầu năm, sản lượng điện cung ứng tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Theo ông Văn Dần, giải pháp chính hiện nay vẫn là sử dụng tiết kiệm điện. Ngành đã lập kế hoạch cấp điện và tiết kiệm điện hàng ngày. Cùng với việc cấp điện theo sản lượng phân bổ, giảm sản lượng điện ở từng khu vực bằng biện pháp cắt luân phiên đồng thời thực hiện tiết kiệm điệm. Cụ thể đối với doanh nghiệp bố trí không sản xuất vào giờ cao điểm, nghỉ ngày lễ, tết; cơ quan hành chính sự nghiệp tiết giảm 10%; công trình đô thị giảm, cắt hệ thống chiếu sáng công cộng. Hiệu quả nhất là mỗi khách hàng chủ động thực hiện tiết kiệm điện một cách hợp lý theo nhu cầu sản xuất, sử dụng.

 

Hiện việc cấp điện chủ trương ưu tiên cho các cơ quan như công an, quân sự, bệnh viện, PT-TH, phục vụ các hoạt động, sự kiện quan trọng của tỉnh, đảm bảo việc cắt điện luân phiên công bằng giữa các khu vực. Ngành điện mong muốn khách hàng cùng chia sẻ những khó khăn và áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện một cách tích cực như tắt các thiết bị điện khi không thực sự cần thiết, không sử dụng các thiết bị có công suất lớn như như bàn là, ấm điện, bình nước nóng… trong giờ cao điểm, bố trí sản xuất vào các giờ thấp điểm từ 22 giờ đến 4 giờ… Ông Hà Văn Dần nhấn mạnh.

 

                                                                                           Thu Hà

 

Các tin khác

Nhiều chị em phụ nữ xã Long Sơn chủ động tận dụng nguồn vốn phát triển kinh tế hiệu quả.
Cụm công nghiệp Hắc Dịch ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Nhiều ngân hàng giữ tỉ lệ chia cổ tức quanh mức lãi suất huy động tối đa.
Việc trích sử dụng Quỹ bình ổn giá sẽ làm giảm áp lực tăng giá xăng, dầu

Kim ngạch xuất khẩu gạo gần tới mốc 1 tỷ USD

Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 5-2010, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 132.409 tấn gạo, trị giá 59,1 triệu USD. Theo đó, tổng lượng gạo từ đầu năm đến ngày 7-5 đạt trên 2,1 triệu tấn với kim ngạch 983 triệu USD.

Làm gì để quản lý và khai thác hiệu các công trình thủy lợi? Bài 2: Cần phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi

(HBĐT) - Công tác quản lý khai thác các CTTL đang đứng trước những bất cập, cả địa phương và công ty đều muốn được quản lý công trình, trong khi đó tỉnh chưa tiếp cận được nguồn kinh phí cấp bù hỗ trợ thủy lợi phí ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác tổ chức phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL là yêu cầu bắt buộc.

Bài học rút ra từ sản xuất vụ xuân 2010 ở xã Thanh Nông

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thuỷ gieo trồng trên 100 ha lúa, trong đó có 53 ha bị hạn và 21 ha bị nhiễm dịch rầy hại lúa. Thiệt hại nặng nề do hạn hán và dịch bệnh trên cây lúa gây ra khiến nhiều hộ nông dân điêu đứng đối diện với nguy cơ mất mùa, năng suất thấp. Đến thời điểm này, tuy chưa kết thúc vụ xuân nhưng qua diễn biến từ đầu vụ, chính quyền xã Thanh Nông đã rút ra được bài học sâu sắc về tầm quan trọng của công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành.

Xăng, dầu “cõng” quá nhiều thuế và phí

Các loại thuế, phí hiện hành trong cơ cấu giá xăng gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 17% (dầu hỏa và diesel là 10%), phí xăng dầu 1.000 đồng/lít

Diễn đàn kinh tế Đông Á tại VN: cơ hội mang tính lịch sử

Lần đầu tiên trong lịch sử 19 năm tồn tại của mình, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Đông Á sẽ được tổ chức tại Việt Nam, một nước đang phát triển. “Đây là hội nghị mang tính bước ngoặt lịch sử”, ông Sushant Rao - giám đốc khu vực châu Á của WEF - nhấn mạnh trong buổi tọa đàm về WEF Đông Á sáng 10-5 tại TP.HCM.

Ngân hàng thương mại nhà nước: Lợi thế trong cạnh tranh

Có nguồn vốn giá rẻ, các ngân hàng thương mại nhà nước đang chiếm ưu thế trong việc thu hút khách hàng so với ngân hàng thương mại cổ phần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục