Nhiều chị em phụ nữ xã Long Sơn chủ động tận dụng nguồn vốn phát triển kinh tế hiệu quả.
(HBĐT) - Năm 2005, Hội Phụ nữ xã Long Sơn, huyện Lương Sơn lần đầu tiên được tiếp cận nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo trên danh nghĩa là một tổ tín chấp vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội với bộn bề những khó khăn khi tổng số vốn vay là 709 triệu đồng thì số nợ quá hạn khó đòi lên tới 101 triệu đồng. Trước thực trạng đó, các cấp hội phụ nữ ở đây đã có nhiều giải pháp nhằm tận dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.
Chị Bùi Thị Dung, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Long Sơn cho biết: Là một xã thuộc vùng ATK, kinh tế thuần nông nên Long Sơn có nhiều ưu tiên trong việc vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, khi được ngân hàng CSXH ưu tiên chọn tín chấp giúp chị em vay vốn, Hội phụ nữ xã đã xác định đây vừa là thách thức đồng thời cũng là cơ hội thoát nghèo của chị em.
Nắm bắt cơ hội, chị em phụ nữ xã Long Sơn đã mạnh dạn đứng ra tín chấp để giúp chị em có được nguồn vốn đầu tư sản xuất. Chị Dung cho biết: song song với việc cho vay vốn, ban chấp hành hội phụ nữ xã tích cực thu hồi số vốn quá hạn. Để làm được điều đó, sau khi rà soát lại một loạt các hộ vay vốn quá hạn, Hội thành lập các tổ vay vốn mới, trong đó ưu tiên lựa chọn chị em trong ban chấp hành, chi hội trưởng phụ nữ làm tổ trưởng vay vốn. Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể để tuyên truyền hướng dẫn chị em sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Chính nhờ những hoạt động đó mà chỉ một năm sau, Hội đã hoàn thành thu 77 triệu đồng nợ quá hạn, đầu năm 2007, toàn xã Long Sơn không có chị em phụ nữ có nợ quá hạn, sâm tiêu.
“Ngược lại, hiện nay chị em mong muốn được vay vốn cao hơn để đầu tư làm ăn”, chị Dung chia sẻ. Sự chuyển biến đó bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ cách làm trong sản xuất, kinh doanh mà chị em phụ nữ ở đây đã đạt được qua một quá trình vận động nguồn vốn một cách hiệu quả vào phát triển kinh tế. Chị Nguyễn Thị Hồi, chi hội An Thịnh là một ví dụ. Ruộng ít nên gia đình chị Hồi xem nghề làm chổi chít là thu nhập chính. Tuy nhiên, không có vốn đầu tư, nhà xưởng xuống cấp làm ẩm mốc nguyên vật liệu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Đến khi được Hội phụ nữ tạo điều kiện cho vay 15 triệu đồng, chị đã tu sửa xưởng, mở rộng sản xuất. Hiện nay, xưởng chổi của chị đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động trong xã.
Cũng từng là một hộ nghèo như gia đình chị Hội, chị Đinh Thị Khoa (thôn Yên Lịch) lại tận dụng nguồn vốn bằng cách phát triển chăn nuôi hộ gia đình. Từ một con nghé đầu tiên mua được bằng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, hiện nay gia đình chị đã có một đàn trâu 5 con. Chị tâm sự, “cầm tiền vốn vay về cũng suy nghĩ nhiều lắm, nợ nần muốn trang trải, con cái thiếu tiền đóng học nhưng rồi nghe theo lời khuyên của các chị trong tổ vay vốn nên quyết tâm đầu tư chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình”.
Trường hợp như chị Hồi, chị Nhung không phải là hiếm ở xã Long Sơn. Hiện cả xã có 225 hội viên phụ nữ được vay vốn, với tổng số vốn 1,9 tỷ đồng. Nhờ có vốn đầu tư và mạnh dạn áp dụng KH- KT vào sản xuất, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo xã giảm từ 248 hộ đầu năm 2009 xuống còn 77 hộ. Thu nhập bình quân đạt hơn 5 triệu đồng/ người/ năm.
Đinh Hoà
(HBĐT) - Công tác quản lý khai thác các CTTL đang đứng trước những bất cập, cả địa phương và công ty đều muốn được quản lý công trình, trong khi đó tỉnh chưa tiếp cận được nguồn kinh phí cấp bù hỗ trợ thủy lợi phí ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác tổ chức phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL là yêu cầu bắt buộc.
(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thuỷ gieo trồng trên 100 ha lúa, trong đó có 53 ha bị hạn và 21 ha bị nhiễm dịch rầy hại lúa. Thiệt hại nặng nề do hạn hán và dịch bệnh trên cây lúa gây ra khiến nhiều hộ nông dân điêu đứng đối diện với nguy cơ mất mùa, năng suất thấp. Đến thời điểm này, tuy chưa kết thúc vụ xuân nhưng qua diễn biến từ đầu vụ, chính quyền xã Thanh Nông đã rút ra được bài học sâu sắc về tầm quan trọng của công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành.
Các loại thuế, phí hiện hành trong cơ cấu giá xăng gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 17% (dầu hỏa và diesel là 10%), phí xăng dầu 1.000 đồng/lít
Lần đầu tiên trong lịch sử 19 năm tồn tại của mình, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Đông Á sẽ được tổ chức tại Việt Nam, một nước đang phát triển. “Đây là hội nghị mang tính bước ngoặt lịch sử”, ông Sushant Rao - giám đốc khu vực châu Á của WEF - nhấn mạnh trong buổi tọa đàm về WEF Đông Á sáng 10-5 tại TP.HCM.
Có nguồn vốn giá rẻ, các ngân hàng thương mại nhà nước đang chiếm ưu thế trong việc thu hút khách hàng so với ngân hàng thương mại cổ phần.
Việc NHNN triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ vốn, tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng cho đến cuối tháng 4 vừa qua cho thấy việc giảm lãi vay xuống dưới 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ là có cơ sở.