Cán bộ ngành Điện lực Hà Nội kiểm tra hệ thống phân phối điện.
Trong suốt 1 tuần gần đây, gây chú ý nhất của dư luận là đề nghị "sốc" của Hiệp hội Năng lượng: tăng giá điện hơn 50% (từ 5,3 cent như hiện nay lên 8 cent/kWh) từ năm 2011. Rất nhiều chuyên gia và người dân đã lên tiếng phản đối. Và hiện, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã có ý kiến. Cả Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) đều khẳng định đề xuất này không khả thi, bởi ảnh hưởng mạnh mẽ lên kinh tế-xã hội.
Tăng 5% giá điện cũng mất 6 tháng tính toán, chưa nói gì đến tăng 50% Theo như đề xuất của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) gửi tới Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, thì giá điện sẽ là khoảng 1.500 đồng/kWh. TS Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết: "Chúng tôi là đơn vị cùng với Bộ Công thương được giao nhiệm vụ thẩm định về giá điện. Tuy nhiên, hiện chưa có một phương án nào về tăng giá điện. Ngay cả khi có phương án giá, các Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng còn phải tính toán dựa trên nhiều yếu tố, như chi phí đầu vào, chỉ số CPI, tỷ giá..." chứ không thể quyết định ngày một ngày hai. Ông Thỏa cũng cho biết, văn bản của VEA chưa được gửi đến Cục Quản lý giá, mà ông mới chỉ được nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng quan điểm với TS Thỏa, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng gay gắt hơn: "Không hiểu VEA dựa trên cơ sở nào, mà có thể đưa ra mức giá mới, bởi lẽ, mỗi lần tăng giá, dù chỉ 5%, Bộ Công thương cùng với các cơ quan liên quan cũng phải mất 6 tháng để tính toán giá thành, các yếu tố tác động đến hàng hóa, dịch vụ khác cũng như tổng thể là tác động đến nền kinh tế. Vì vậy, tôi cho rằng, đề xuất của VEA khó khả thi, nhất là trong thời điểm Chính phủ đang dốc toàn lực để phát triển, nâng cao chỉ số GDP của nền kinh tế". "Đến năm 2020 Việt Đề xuất chủ quan Trong kiến nghị của mình, VEA đề xuất xóa bỏ cách tính giá điện bậc thang đang áp dụng, vẫn hỗ trợ giá thấp đối với các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, có công với cách mạng, học sinh, sinh viên... chỉ áp dụng giá cao với các đối tượng có thu nhập cao. Dư luận cũng tỏ ra khá "ngỡ ngàng", bởi cách đây không lâu, chính ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA, còn lên tiếng chỉ trích việc liên tục đòi tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, gần đây ông đã thay đổi quan điểm (?) khi phát biểu "Theo các tập đoàn, nhu cầu đầu tư cho điện rất lớn, từ nay đến năm 2025 lên tới vài chục tỷ USD, trong khi nguồn vốn huy động từ viện trợ phát triển (ODA), vay ngân hàng đang gặp khó khăn. Do vậy, cần tăng giá để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này" - trong một cuộc hội thảo do VEA tổ chức (có sự tài trợ của tập đoàn trong ngành năng lượng). Nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất của VEA mang nặng tính chủ quan, "bênh" EVN và chưa tính toán những tác động của nó đến xã hội. Theo VEA thì tính đến giữa tháng 7, EVN đã bị lỗ tới 5.400 tỷ đồng do phải mua điện từ Trung Quốc với giá cao và huy động tối đa các nhà máy điện chạy dầu. Tuy nhiên, VEA lại "quên" mất rằng, số lỗ rất lớn này được bù đắp nhờ nguồn dồi dào từ thủy điện trong những tháng cuối năm. Rõ ràng, trong tính toán của mình, VEA chỉ mới tính đến đầu vào giá cao là nhiệt điện, mà "quên mất" đầu vào giá thấp là thủy điện. Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho rằng chưa có cơ sở để VEA đề xuất tăng giá tới 50% so với hiện tại. Dù rằng, giá điện có thể sẽ tăng vào năm tới, nhưng sẽ không đến mức ấy Theo Báo CAND
(HBĐT) - Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc cho biết: Thị trấn Mường Khến có diện tích đất tự nhiên là 413 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 76 ha (20 ha diện tích lúa 2 vụ). Mặc dù là trung tâm KT- XH của huyện Tân Lạc, song tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ở mức cao.
(HBĐT) - UBND huyện Lạc Thủy vừa tổ chức hội nghị bàn công tác xúc tiến đầu tư năm 2010 và những năm tiếp theo.
Nhiều doanh nghiệp chỉ nhắm đến mục tiêu thu hồi vốn nhanh bằng cách nhập phôi về cán ra thép để bán. Hiện nay, cả nước có rất ít nhà máy luyện phôi và đa phần nguồn nguyên liệu phôi thép phải nhập khẩu; các nhà máy chủ yếu chỉ cán thép, giá thành sản xuất cao. Đây là thực trạng đầy nghịch lý của ngành thép VN và là nguyên nhân của những cơn sốt nóng, lạnh về giá thép nhiều năm qua...
Trung Quốc (TQ) đang là nhà thầu nước ngoài lớn nhất VN - ông Dương Chân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TQ tại VN cho biết như vậy tại Diễn đàn đối thoại với các doanh nghiệp TQ đang hoạt động kinh doanh và đầu tư tại VN, tổ chức tại Hà Nội ngày 16.7.2010. Có thể thấy gì từ vấn đề này?
Nếu có nơi nào chứng kiến sự đổi thay của hàng Việt rõ ràng nhất thì đó chính là các siêu thị. Khác với sự áp đảo của hàng ngoại những ngày đầu siêu thị mở cửa, ngày nay tỉ lệ hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại này đã lên tới 70-95%.
(HBĐT) - Con số trên 80% dân số sống tại nông thôn và cuộc sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập bấp bênh từ nông nghiệp đã nói lên vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa phương. Phát triển HTX nông nghiệp chính là giải pháp quan trọng ngăn chặn nguy cơ mất ổn định xã hội, tiến tới hiện thực hóa xây dựng nông thôn mới (NTM).