Tại các chợ huyện hàng hóa chủ yếu vẫn là hàng phẩm cấp thấp.

Tại các chợ huyện hàng hóa chủ yếu vẫn là hàng phẩm cấp thấp.

(HBĐT) - Tính cho đến thời điểm này, đã qua 1 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chưa có con số thống kê chính xác những giá trị kinh tế do nó mang lại, song có một điều không thể phủ nhận, đây là chủ trương được các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước mong chờ hơn cả.

 

“Nằm trong nhóm các giải pháp kích cầu tiêu dùng, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối mặt với khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008- 2009. Thực hiện chủ trương này, Bộ Công thương đã đưa ra chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” hướng đến tiếp cận thị trường chiếm hơn 70% dân số nhưng lâu nay vẫn bị phần lớn các doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ. Nắm vững chủ trương đó, thời gian vừa qua, Sở Công thương tỉnh mà trực tiếp là Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch đã tiến hành thực hiện chương trình đưa hàng nội về nông thôn tại 2 huyện: Lạc Sơn và Kim Bôi. Tuy đã có những tác động nhất định đến nhận thức của người dân về hàng trong nước song cũng phải khẳng định con đường đưa hàng nội về nông thôn vẫn còn không ít gian nan…” Ông Hoàng Xuân Tiến- Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch cho biết.

 

Náo nức phiên chợ Việt

 

Trong vòng 4 ngày từ 24-27/6/2010, phối hợp với Trung tâm xúc tiến TM&DL (Sở Công thương), Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) với tư cách là đơn vị tổ chức đã tiến hành thực hiện chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi. Chương trình đã thu hút được trên 20 doanh nghiệp trong nước tham gia. Tiêu biểu như: Công ty TNHH Vissan; Công ty Nutifood; Công ty Namilux; Công ty Lix; Công ty Dược phẩm Trapharco; Cháo sen Bát Bảo… Việc giám sát được tiến hành ngay từ khâu lựa chọn doanh nghiệp tham gia nên có thể khẳng định, hàng hóa đưa về hội chợ chủ yếu là hàng Việt Nam chất lượng cao do chính các nhà sản xuất trực tiếp mang đến.

 

Người dân tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), thị trấn Bo (Kim Bôi) và các vùng lân cận không giấu nổi niềm vui khi “bỗng dưng” có một hội chợ hàng Việt Nam được tổ chức ngay gần nhà mình. Bà Phùng Thị Vân (Số nhà 2, Khu Thống Nhất, TT Bo, huyện Kim Bôi) cho biết: “Trước kia, muốn mua những đồ được bày bán ở đây, nhiều khi chúng tôi phải đi một quãng đường rất xa. Hội chợ được tổ chức người dân được hưởng rất nhiều tiện ích. Đấy là chưa kể đến chất lượng hàng hóa rất đảm bảo.” Có lẽ đây cũng là tâm lý chung của rất nhiều người dân nơi đây nên một cảnh tượng dễ thấy là bà con không ai đi hội chợ ra về mà không “tay xách, nách mang”hàng hóa.  

 

Ông Hoàng Xuân Tiến cho biết thêm: Cảm nhận của những người đứng ra tổ chức hội chợ hàng Việt đó là: Dường như 2 ngày cho mỗi huyện Lạc Sơn và Kim Bôi không đủ thỏa mãn sức mua của người dân nơi đây và các địa bàn lân cận. Nhân viên bán hàng của các hãng phải làm việc liên tục trong suốt thời gian mở cửa hội chợ. Thậm chí có những trưởng đại diện gian hàng phải trực tiếp tham gia tư vấn cách phân biệt hàng giả, hàng nhái ra rả cả buổi cho bà con. Bên cạnh đó, lồng ghép trong các chương trình bán hàng, chúng tôi còn tổ chức các hoạt động trao quà khuyến học, tư vấn sức khỏe... với sự tham gia của các nhãn hàng tại hội chợ. Không chỉ quảng bá thương hiệu Việt đây còn là hoạt động mang ý nghĩa xã hội cao.  

 

Theo thống kê, doanh thu bán hàng tại 2 phiên chợ hàng Việt đạt 903 triệu đồng, thu hút được 22.100 lượt người đến tham quan, mua sắm; 60 học sinh nghèo vượt khó được nhận quà khuyến học từ các nhãn hàng Vissan, Nutifood, Namilux...; 600 cụ người cao tuổi được Trapharco tư vấn sức khỏe; 10 tiểu thương dự lớp huấn luyện tiểu thương, người bán lẻ tại huyện.

 

Đưa hàng nội về nông thôn - chặng đường còn gian nan

 

Ông Hoàng Xuân Tiến phân vân: Việc tổ chức hội chợ hàng Việt sẽ không thể thành công nếu không có nguồn tài chính hỗ trợ của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp từ chối hoặc không mặn mà tham gia các hội chợ hàng Việt do chi phí hỗ trợ thấp, lợi nhuận thu được không cao, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn... Do vậy, dù rất tâm huyết với chương trình đưa hàng nội về nông thôn nhưng xem ra việc tổ chức còn gặp không ít khó khăn.

 

Có một thực tế dễ nhận thấy, trước đây gian nan lớn nhất của chặng đường đưa hàng nội về nông thôn là cuộc đấu trang giữa hàng thật với hàng giả, giữa hàng Việt chất lượng, giá thành cao với hàng nhập lậu chất lượng thấp nhưng bắt mắt người tiêu dùng. Người dân nông thôn với nguồn thu nhập phần đông còn eo hẹp do đó, giá thành vẫn là yếu tố ban đầu hấp dẫn họ. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, hầu hết tại các chợ huyện, hàng phẩm cấp thấp, hàng giả, hàng nhái, hàng không nhãn mác, xuất xứ vẫn được bày bán tràn lan. Sự vắng mặt hàng Việt tại các phiên chợ này trong một thời gian dài đã tạo nên thói quen dùng hàng kém phẩm chất giá thành rẻ của người dân nông thôn. Đây cũng là rào cản lớn nhất của hàng nội khi về nông thôn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vấn nạn hàng kém phẩm cấp có chứa các độc tố gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe đã phần nào giúp người dân thay đổi nhận thức về hàng Việt. Chúng tôi gặp bà Bùi Thị Dịnh (Thị Trấn Vụ Bản, Lạc Sơn) tại gian hàng của Công ty Nutifood, khi nhân viên bán hàng của hãng đang tư vấn cho bà về cách nhận biết hàng giả, hàng nhái. Bà Dịnh phân trần: “Sức khỏe của con người là vốn quý nhất do đó, hàng không nhãn mác, hàng giả, hàng nhái gia đình tôi không bao giờ dùng dù giá thành rẻ.” Song có lẽ để mọi người dân đều hiểu như bà Dịnh, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.

 

Lâu nay, người dân nông thôn làm được thứ gì ngon, có chất lượng đều đem ra thành phố và được người thành thị săn đón, thậm chí đặt hàng mua từ khi chưa thu hoạch. Thế nhưng những hàng hóa tiêu dùng có chất lượng mà người nông dân không làm ra được lại đi về khu vực này một cách rất khó khăn. Nghịch lý ấy chỉ được giải quyết khi chặng đường đưa hàng Việt về nông thôn được thông suốt.

 

                                                                                     

                                                                                         Hải Yến  

 

Các tin khác

Đường giao thông nông thôn cải thiện đời sống bà con xóm Nà Chiếu xã Cao Sơn(Đà Bắc).
Các HTX vận tải trong tỉnh cần được quan tâm tạo điều kiện để phát triển bền vững.
Sữa là một trong những mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá
Không có hình ảnh

7 tháng, tiết kiệm 131 triệu kWh điện

Theo tin từ Tổng Công ty Điện lực TPHCM, trong 7 tháng đầu năm 2010, kết quả thực hiện sản lượng điện tiết kiệm trên toàn địa bàn thành phố là 131,53 triệu kWh, đạt tỷ lệ 158,10% kế hoạch do Tập Đoàn Điện lực Việt Nam giao

Xây dựng Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu Ðáp ứng nguồn xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng

Trong giai đoạn 2006 - 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động phức tạp, giá dầu thô trên thế giới liên tục biến động mạnh, bất thường (năm 2008, cao nhất 147,27 USD/thùng và thấp nhất dưới 33 USD/thùng; đến cuối năm 2009 giá gấp gần hai lần đầu năm).

Hiệu quả xã hội từ chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Với đặc thù là tỉnh miền núi địa hình phức tạp, điều kiện đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn, năm 2004, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Cứng hoá đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2004-2012. Trải qua hơn nửa chặng đường, toàn tỉnh đã cứng hoá được 984 km đường GTNT, hiệu quả xã hội từ việc thực hiện Đề án đã được khẳng định tạo nguồn động viên, khích lệ lớn đối với các tầng lớp nhân dân.

Giàu lên từ nghề trồng nấm

(HBĐT) - Dẫn chúng tôi đi thăm các gian nhà trồng nấm, anh Hoàng Văn Chuyên, xóm Gò Trại, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn cho biết: Trồng nấm không cần nhiều vốn và điểm thuận lợi là có thể tận dụng những sản phẩm phụ của nông nghiệp như rơm rạ, bông, bã mía, mùn cưa đều có thể là nguồn nguyên liệu để thực hiện trồng nấm

Khan hiếm gạo cho xuất khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL đang than phiền nguồn cung gạo nguyên liệu cho xuất khẩu hiện khan hiếm. Tại một số địa phương, lúa gạo trong dân và thương lái vẫn còn nhưng doanh nghiệp không mua được vì nông dân chưa bán ra, chờ giá tăng thêm.

Sữa chính thức phải đăng ký giá bán

Các doanh nghiệp kinh doanh sữa phải đăng ký giá trước khi quyết định tăng và chịu sự kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Thông tư số 122/2010/TT-BTC Bộ Tài chính vừa ban hành quy định rõ như vậy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục