Nhiều hộ dân ở xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) chuyển từ ruộng lúa thiếu nước sang trồng mướp đắng lấy hạt cho hiệu quả kinh tế cao
(HBĐT) - Độc Lập là xã khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn. Hầu hết các hộ đều sống bằng nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao. Cả xã bao bọc bởi đồi núi nên chỉ có trên 100 ha cấy lúa. Nguồn nước tưới ruộng chủ yếu là từ các suối, khe đồi chảy về ruộng.
Những năm gần đây, do thời tiết khắc nghiệt, thiếu nguồn nước tưới nên việc cấy lúa càng khó khăn. Trước thực trạng đó, Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Chuyển những diện tích ruộng cao cấy lúa sang những cây trồng ít dùng nước, hiệu quả kinh tế cao như mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt và cây ngô lai. Vụ chiêm - xuân năm nay, dự kiến cả xã cấy 54,5ha. Ông Nguyễn Minh Hồi- Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay có trên 80% diện tích đã làm đất để chhuẩn bị cấy. Tuy nhiên, hơn một tháng nay, xã không có mưa nên nước chỉ có thể cung cấp được cho khoảng 40/ha lúa cấy. Ngay từ trong Tết, UBND xã họp bàn tuyên truyền cho bà con ở những chân ruộng cao nước không bơm lên được cần chuyển sang trồng cây khác cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2010, xã được huyện hỗ trợ 39 triệu đồng mua máy bơm và nhiên liệu chống hạn. Xã đã mua 7 máy bơm giao về các xóm. Năm nay, ở những chân ruộng có thể tưới nước được, bà con dùng máy bơm tưới. Hiện chưa có kinh phí chống hạn nên bà con tự bỏ tiền mua nhiên liệu.
Ông Hồi cho biết thêm: Trong những năm qua, nhờ vận động bà con nên đến, nay cả xã có khoảng 15 ha chuyển sang trồng mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt. Những cây trồng này do Công ty đầu tư nhiệt đới ở thành phố Hồ Chí Minh hợp đồng với bà con trồng nhiều năm nay hiệu quả kinh tế gấp 3 lần cây lúa, mỗi ha trừ chi phí cho lãi khoảng 40 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình đã xoá đói - giảm nghèo vươn lên làm giàu như hộ anh Nguyễn Văn Lâm ở xóm Nội cho thu nhập mỗi năm trên dưới 100 triệu đồng. Những diện tích cao hơn trồng ngô lai VN10, 9698 cho thu nhập cao hơn cấy lúa. Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, UBND xã vận động bà con tận dụng đất trống đồi trọc phát triển trồng rừng. Đến nay, cả xã đã trồng được gần 1.000 ha keo và cây bản địa. Riêng trong năm 2010, cả xã đã trồng được 140 ha keo. Những năm gần đây, nhu cầu thị trường lợn bản địa ngày càng tăng. Do vậy, UBND xã tuyên truyền, vận động bà con tích cực phát triển nghề nuôi lợn bản địa. Đến nay, đàn lợn của xã đã có trên 1.000 con trung bình mỗi hộ có từ 3-4 con. Một số hộ nuôi lợn lai tập trung cho hiệu quả kinh tế cao như anh Nguyễn Văn Hiệu ở xóm Nội mỗi năm cho thu nhập vài chục triệu đồng. Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý đã giúp nhiều hộ cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu. Hiện, xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, bộ mặt nông thôn của xã thay đổi hẳn.
Việt Lâm
(HBĐT) - Tối 16/2, Siêu thị điện máy Elecvina đã tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng đợt 1 năm 2011. Đã có 28 khách hàng may mắn được trao giải trong đợt này.
(HBĐT) - Rét đậm, rét hại kéo dài gần 1 tháng, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất vụ chiêm - xuân 2011. Tranh thủ thời tiết bắt đầu thuận lợi, nông dân các huyện, thành phố khẩn trương xuống đồng, phấu đấu hoàn thành gieo cấy trước tháng 2, trồng màu trong trung tuần tháng 3, chủ động khắc phục khó khăn hạn hán, dịch bệnh, quyết tâm giành thắng lợi cao nhất vụ sản xuất chính trong năm.
(HBĐT) - Nghị định 51/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (Nghị định 51) có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Cho đến nay, sau 2 tháng sử dụng hoá đơn theo quy định mới, hoạt động SX -KD của doanh nghiệp (DN) vẫn diễn ra bình thường, không xáo trộn. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đang dần tự chủ được hoá đơn theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình doanh nghiệp chuẩn bị sử dụng hoá đơn theo quy định mới đã có nhiều khó khăn, vướng mắc nảy sinh đã được Cục thuế tỉnh kịp thời tháo gỡ.
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng việc tăng giá cần tính toán hài hòa lợi ích ngành điện và nền kinh tế, tránh “tăng hại”...
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đợt Tết Nguyên đán Tân Mão, lãi suất thị trường tiền tệ không có biến động lớn. Song, lãi suất huy động VND chịu sức ép tăng khiến lãi suất liên ngân hàng ở mức khá cao (kỳ hạn qua đêm là 14-16%/năm, 1 tháng: 17-19%/năm), do các ngân hàng thương mại phải duy trì khả năng chi trả ở mức cao.
Trong các hàng nông sản xuất khẩu (XK), cà phê được coi là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Nếu giữa năm 2010 cà phê rớt giá mạnh, khiến nông dân điêu đứng thì đầu năm 2011, niềm vui đã đến với người trồng cà phê khi giá trong nước và trên thế giới liên tục tăng. Liệu XK cà phê năm nay có thể chạm mốc 2 tỷ USD như mục tiêu đề ra?