Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2011 giảm là tín hiệu đáng khích lệ nhưng cần tránh tâm lý chủ quan vì từ nay đến cuối năm còn những biến động khó lường.

 

CPI không ảnh hưởng từ cơn lốc vàng

Trái với dự đoán "vàng tăng, lạm phát tăng", chỉ số CPI tháng 8 đã có bước lùi đáng kể và là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm 2011 tới nay (CPI tháng 8 có mức tăng chỉ 0,93% so với tháng 7/2011). Điều này cho thấy mối quan hệ giữa vàng và lạm phát đã có những thay đổi so với trước. Tháng tám đánh dấu mức tăng phi mã của giá vàng, tuy nhiên đối với CPI, vàng không có tác động đáng kể khi nhiều loại hàng hóa theo công bố của Tổng cục Thống kê đang có xu hướng giảm, trong đó có mặt hàng giảm về mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011 tới nay. Đối với những hàng hóa có xu hướng tăng như nhóm hàng dịch vụ ăn uống (tăng 1,35%), lương thực (0,46%), thực phẩm (1,55%), nhóm hàng hóa giáo dục như sách vở, bút giấy (1,13%)… thì các chỉ số tăng này do những điều chỉnh thị trường tiêu dùng chứ không phải chịu sức ép từ giá vàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ cơn lốc vàng không tác động mạnh đến chỉ số lạm phát do nền kinh tế không quá phụ thuộc vào giá vàng, trong khi các mặt hàng xuất, nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu tỷ giá đô la. Trong đợt biến động giá vàng lần này, tỷ giá đô la chỉ xê dịch biên độ nhỏ, không tác động nhiều đến hàng hóa xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, cơn lốc giá vàng lần này hầu như không có tác động nào đối với thị trường bất động sản khi các giao dịch nhà đất vẫn ảm đạm, thậm chí giá đất nền và chung cư tại nhiều khu vực tiếp tục xuống so với tháng 7/2011. 

Như vậy, với việc chỉ số giá tiêu dùng giảm trong tháng 8/2011 là tín hiệu tốt trước những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới biến động lớn như mấy tháng qua. Thực tiễn này cũng là minh chứng khẳng định những biện pháp đúng đắn của Chính phủ được đề ra trong Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.

Cần nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào để ổn định thị trường khi mùa mưa bão đến.

Không chủ quan khi CPI giảm

Những tín hiệu nói trên cần được xem là động lực để tiếp tục nỗ lực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ chứ không nên có tâm lý chủ quan bởi từ nay đến cuối năm, nền kinh tế, tài chính chịu nhiều tác động bất lợi và những diễn biến khó lường. Đó là sang tháng 9, tháng 10, tình hình mưa bão sẽ diễn biến phức tạp, cần nguồn cung hàng hóa dồi dào để ổn định thị trường, đời sống tại vùng thiên tai. Đây cũng là thời điểm cơn lốc giá vàng sẽ "ngấm" vào nền kinh tế mạnh hơn so tháng 8.

Đối với thị trường tài chính, những yếu điểm trên thị trường thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá trong nước. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, CPI hiện đã giảm nhưng nếu tính theo tháng từ đầu năm 2011 đến nay vẫn luôn biến động khó lường. Theo bà, mặc dù lạm phát những tháng cuối năm thường có xu hướng giảm xuống nhưng với năm 2011 này để đạt được điều đó, Chính phủ vẫn cần phải duy trì linh hoạt các giải pháp kiềm chế lạm phát đã đề ra. Trong những tháng tới, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt bởi mặc dù tiền tệ có thể đã không còn là yếu tố chính tác động đến chỉ số CPI nhưng nếu không điều hành linh hoạt, lạm phát có thể quay trở lại nếu việc nới lỏng tiền tệ không được kiểm soát tốt.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho rằng, trong tình hình vàng biến động và tâm lý đầu cơ tích trữ gia tăng, nếu cơ quan quản lý không sớm đưa ra một thông tư về quản lý thị trường vàng và thành lập sở giao dịch vàng thì những nỗ lực can thiệp giảm lạm phát sẽ khó khăn. Những hiện tượng đầu cơ, tích trữ, xuất nhập lậu vàng và biến động tỷ giá sẽ trở lại vào những tháng cuối năm, hệ lụy này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, doanh nghiệp và lãi suất.

Theo Bộ Tài chính, trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước những tháng cuối năm còn nhiều diễn biến phức tạp, để phấn đấu thực hiện mục tiêu kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng ở mức khoảng 17% như chỉ tiêu của Chính phủ đề ra, thời gian tới sẽ đẩy mạnh thực hiện 5 giải pháp. Đó là tập trung giải quyết các vấn đề từ gốc của giá cả là chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn. Kiên định thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế tổng cầu của nền kinh tế mà Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra. Bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ trong mọi tình huống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Sắp xếp lại tổ chức mạng lưới lưu thông hợp lý, tránh đẩy chi phí lưu thông tăng cao. Rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp về tiếp cận vốn, lãi suất, thuế… cho sản xuất kinh doanh...

 

                                                                          Theo CAND


 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục