Nhiều phụ nữ xã Dân Hòa có thu nhập ổn định từ nghề làm chổi chít xuất khẩu.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có 10 xã, thị trấn với trên 18.000 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, khoảng trên 5.000 người chưa có việc làm ổn định, chủ yếu là lao động nông thôn. Dân số ngày càng tăng (toàn huyện có trên 34.000 người) trong khi diện tích đất tự nhiên có 21.000 ha, đất canh tác ngày càng thu hẹp để triển khai các dự án phát triển KT-XH. Kỳ Sơn được đánh giá là huyện thu hút đầu tư khá với trên 90 dự án đã, đang trong quá trình đầu tư (20 dự án đã đi vào hoạt động). Đây là dấu hiệu đáng mừng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong giải quyết việc làm cho lao động là nông dân, nhất là ở khu vực bị thu hồi đất.
Bà Nguyễn Thị Xuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Đây là lực lượng đông nhưng trình độ, tay nghề, nhận thức, tác phong công nghiệp còn hạn chế nên số lao động gắn bó ổn định lâu dài với doanh nghiệp chưa nhiều. Không ít doanh nghiệp trên địa bàn phải tuyển lao động từ các tỉnh khác về làm việc. Để tạo việc làm cho lao động nông thôn, huyện xác định kết hợp nhiều chương trình giải quyết việc làm như: chương trình mục tiêu quốc gia, khuyến công, KN-KL... Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiều loại hình đa dạng; phối hợp với DN đào tạo nghề theo địa chỉ, nhu cầu sử dụng thực tế. Vừa qua, Phòng LĐ-TB&XH đã điều tra thực trạng và nhu cầu sử dụng lao động năm 2011 ở các DN. Qua đó làm cơ sở cho xây dựng, phát triển dữ liệu về thị trường lao động cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo nghề.
Trong 6 tháng đầu năm, qua khảo sát nhu cầu học nghề của các xã, thị trấn đã có 158 lao động đăng ký dạy nghề gồm: 2 lớp sửa chữa máy nông nghiệp, 2 lớp làm chổi chít xuất khẩu, 1 lớp chăn nuôi. Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ký hợp đồng với Công ty TNHH Mai Bình mở lớp dạy nghề chẻ tăm hương xuất khẩu cho 48 lao động tại xóm Dụ 5, xã Mông Hóa. Trong thời gian 3 tháng, các học viên đã được đi thăm quan mô hình làng nghề tại xã Phú Cầu, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Theo lãnh đạo Công ty, đây là nghề có nhiều triển vọng ở Kỳ Sơn bởi có nguồn nguyên liệu tại chỗ và lực lượng lao động đông, có tâm huyết làm nghề. Tổ sản xuất cũng đã được phê duyệt cho vay 140 triệu đồng theo nguồn vốn Đề án 1956 để mua máy chẻ tăm hương mà không phải làm thủ công bằng tay. Ngoài ra, Phòng đã phối hợp với Trạm KN-KL mở các lớp dạy nghề phù hợp cho nông dân như nghề nuôi ong, lợn siêu nạc... Với một số xã có diện tích đất bị thu hồi nhiều và điều kiện kinh tế còn khó khăn như Yên Quang, Độc Lập, huyện dành ưu tiên mở các lớp dạy nghề và khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống như chổi chít, mây - giang đan, thêu ren... Sắp tới Trung tâm Dạy nghề huyện đi vào hoạt động (đã được phê duyệt mức đầu tư 35 tỉ đồng) sẽ là thuận lợi để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy nghề. Điều đáng mừng là sau khi học nghề, đa số lao động đã ứng dụng kiến thức được học vào thực tế, có việc làm, thu nhập ổn định. Tiêu biểu là nghề làm chổi chít xuất khẩu, với làng nghề chổi chít Đồng Giang, xã Dân Hòa. Trên địa bàn huyện còn có 6 cơ sở sản xuất chổi chít, tập trung tại thị trấn Kỳ Sơn, xã Dân Hạ, Dân Hòa, Hợp Thịnh. Riêng doanh nghiệp Minh Thắng đã tạo việc làm thường xuyên cho khoảng trên 200 lao động. Điểm thuận lợi là người lao động có thể hợp thành những cơ sở sản xuất nhỏ hoặc nhận việc về làm ngay tại nhà để tranh thủ thời gian nhàn rỗi. Nhờ những giải pháp đó, đời sống người dân đã được cải thiện. Toàn huyện không có hộ đói, hộ nghèo giảm còn 11% (tiêu chí mới); thu nhập bình quân đầu người đạt 15,3 triệu đồng (năm 2010).
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 26/8, Chi cục Định canh Định cư tỉnh tổ chức hỗ trợ mua đất sản xuất cho 8 hộ đồng bào Mông ở bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu). Mỗi hộ được hỗ trợ 20 triệu đồng.
(HBĐT) - Mấy tháng nay, các hộ nuôi nhốt nhím đặc sản ở thị trấn Đà Bắc và các xã lân cận như Tu Lý, Cao Sơn, xa hơn có Đồng Ruộng, Tân Pheo nhao nhác vì giá bán nhím giống và nhím thương phẩm xuống dốc thảm hại. Hiện tại, giá một cặp nhím giống trong khoảng từ 7 – 8 triệu đồng, so với giá bán bình quân hồi đầu năm chỉ bằng 40%.
Với lý do diễn biến giá thế giới quá thất thường, Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý (Hà Nội) quyết định ngừng giao dịch từ 10h sáng nay và gần 20 phút sau mới mở cửa trở lại trong sự thận trọng cao độ.
Mặc dù, Hà Nội đã bố trí hơn 475 tỷ đồng để bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu song lượng hàng này mới đáp ứng 10% nhu cầu của người dân. Vì vậy, Thành phố đã yêu cầu các doanh nghiệp tham gia nâng lượng hàng hóa bình ổn lên 20%.
Theo yêu cầu của Bộ Tài chính về việc triển khai miễn thuế từ 1.8 đến hết tháng 12.2011 cho các trường hợp hưởng lương và cá nhân kinh doanh có thu nhập thuộc bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần (tức dưới 9 triệu đồng/tháng đối với người độc thân, dưới 10,6 triệu đồng/tháng đối với người có 1 người phụ thuộc và 12,2 triệu đồng/tháng đối với người có 2 người phụ thuộc).
(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình là đoạn tiếp nối của tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Đoạn đường thuộc Dự án qua địa bàn tỉnh ta dài 20,26 km, riêng đoạn qua huyện Kỳ Sơn dài 16,65 km thuộc các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ và thị trấn Kỳ Sơn. Hiện nay, tiến độ GPMB của Dự án qua địa bàn huyện Kỳ Sơn đang được đẩy nhanh.