Chợ Bao La  (Mai Châu) có nhiều loại hàng hóa được bày bán, trong đó có cả hàng nhái, hàng giả.

Chợ Bao La (Mai Châu) có nhiều loại hàng hóa được bày bán, trong đó có cả hàng nhái, hàng giả.

(HBĐT) - Lợi dụng địa hình giao thông đi lại khó khăn, sự khan hiếm hàng hóa và thiếu hiểu biết của một số bà con vùng cao, các tư thương, lái buôn đã mang hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc, xuất xứ lên để tiêu thụ.

 

Đến bất cứ chợ vùng cao nào trên địa bàn tỉnh cũng dễ dàng bắt gặp hàng giả, hàng nhái được bày bán. Theo ông Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT: Các mặt hàng được làm giả, nhái chủ yếu tập trung vào hóa phẩm như bột giặt, nước rửa bát, kem đánh răng hay bánh kẹo, nước giải khát, mì chính và một số đồ quần áo, vải... thậm chí còn có cả dược phẩm.  

Tại phiên chợ vùng cao xã Bao La  (Mai Châu), các mặt hàng trong nước với đầy đủ nhãn mác. Tuy nhiên, nhiều loại sản phẩm có tên rất lạ, có loại còn là tên bằng tiếng Trung Quốc hay sản phẩm bánh Kinh Đô, mì chính AJINOMOTO có thương hiệu nhưng trên bao bì không ghi nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng. Còn có loại nước rửa bát thoáng nhìn tưởng đó là hàng của thương hiệu Sunlight nhưng đến gần thì lại là “thương hiệu” mới Sunligther, ngoài ra còn nhiều “thương hiệu” mới nổi tại thị trường chợ vùng cao như bột giặt Omon, nước mắm Chinsun, nước tinh khiết Aquafinte... ông Hà Công Thuần, Phó trưởng công an xã Bao La cho biết: Đây là phiên chợ không chỉ cung cấp hàng hóa cho nhân dân trong xã mà còn cho cả các xã lân cận Nà Mèo, Xăm Khòe, Piềng Vế, Tân Sơn. Tại phiên chợ, bà con các xã đến đây để bán những sản vật có sẵn của gia đình và mua thêm những thực phẩm, đồ dùng cần thiết. Vì chợ họp theo phiên nên mọi người đến đây thường mua rất nhiều. Mặc dù biết là hàng giả, hàng nhái nhiều và giá cả các mặt hàng không hề rẻ hơn so với dưới trung tâm huyện nhưng bà con vẫn phải mua bán vì đường về trung tâm huyện quá xa. Đối với bà con đây gần như là nơi duy nhất để trao đổi, mua bán.  

Tại phiên chợ Hạt - một trong những phiên chợ ven sông ở Đà Bắc. Mỗi tháng hai lần họp vào ngày 11 và 21, thương lái dưới xuôi chất hàng lên thuyền ngược sông Đà phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân các xã vùng lòng hồ. Trong đó, có số lượng lớn hàng nhái, hàng giả được bày bán công khai. Cùng với thực trạng đó, chợ vùng cao xã Tân Minh, Tân Pheo, Mường Chiềng (Đà Bắc), Lũng Vân (Tân Lạc)... hàng chính hãng thường “lép vế” trước hàng giả, hàng nhái.  

Cũng theo ông Nguyễn Đình Khanh, khó khăn lớn nhất  với lực lượng QLTT là các đối tượng buôn gian bán lận có nhiều thủ đoạn như phương thức bán hàng lưu động và mỗi lần chỉ với khối lượng nhỏ lẻ. Với địa hình núi đồi, giao thông đi lại khó khăn, trong khi đó lực lượng quản lý thị trường mỏng, phương tiện đi lại thiếu thốn. Mỗi lần đến kiểm tra một phiên chợ, cán bộ chi cục QLTT phải đi từ hôm trước hoặc từ sáng sớm. Theo Nghị định 106/2006/NĐ-CP (22-9-2006) quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, điều 12 ghi rõ: “... Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;... đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ 3 đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm...”. Tuy nhiên, các lái buôn, tư thương sẽ không đủ khả năng nộp phạt nếu cơ quan chức năng đưa ra quyết định tịch thu, lập hồ sơ xử phạt nên nếu phát hiện được hàng giả, hàng nhái, ngành QLTT sẽ tịch thu, cho tiêu hủy. Từ đầu năm đến nay, toàn lực lượng đã kiểm tra 932 vụ, xử lý 784 vụ, số tiền thu phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu gần 1,1 tỷ đồng, trong đó không ít vụ thu giữ, phát hiện tại chợ vùng cao.  

Tuy nhiên, các vụ bị phát hiện, thu giữ cũng chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Để giải quyết triệt để vấn đề đó không chỉ là trách nhiệm của cơ quan QLTT mà của các cấp, ngành liên quan và toàn xã hội, trong đó mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn mua hàng hoá.  

  

                                                                    Hồng Nhung

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục