Nuôi tôm sú.

Nuôi tôm sú.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tổng kinh phí dành cho Chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011-2015 là 102,1 tỷ đồng nhằm triển khai các dự án khuyến ngư phù hợp với chủ trương và điều kiện nuôi trồng thủy sản và khai thác theo vùng kinh tế sinh thái.

 

Công tác khuyến ngư ưu tiên tới các dự án thực hiện theo các quy trình sản xuất tiên tiến, có năng suất chất lượng cao và đảm bảo nâng cao được uy tín thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam như các dự án phát triển nuôi tôm sú, các đối tượng tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt); phát triển nuôi cá tra, basa theo quy trình GAP.

Dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAP tại các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Bên cạnh đó, nhiều dự án phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa được triển khai tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, An Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình.

Theo Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, mục tiêu của chương trình khuyến ngư trong giai đoạn 2011-2015 là trang bị cho nông dân các kiến thức, kỹ năng về tổ chức quản lý, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với môi trường và nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, chương trình hướng tới đưa nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên các vùng thủy vực mặn, lợ và nước ngọt; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 50% tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam.

Trong giai đoạn trước đây, nhằm đa dạng đối tượng nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trên các vùng kinh tế sinh thái, chương trình khuyến ngư đã đầu tư nhập 18 công nghệ sản xuất giống, trên 8 loài cá biển và nước mặn lợ, 7 loài cá nước ngọt và tôm hùm nước ngọt.

Chương trình khuyến ngư phát triển giống thủy sản cũng đã chuyển giao được hơn 20 công nghệ sản xuất giống của 21 loài thủy sản cho hơn 100 đơn vị. Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí khuyến ngư đã xây dựng được nhiều mô hình ương giống thủy sản cho các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa; xây dựng mô hình ương nuôi khoảng 60 ha các đối tượng cá truyền thống như: mè, trắm, chép, rô phi đơn tính./.

                                                                               Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục