Câu chuyện về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nóng. Một phần vì đây là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm của nền kinh tế, một phần vì hệ thống ngân hàng của chúng ta đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề đang rất được dư luận quan tâm này.

- Hiện, nhóm 12 ngân hàng lớn (G12) chiếm khoảng 85% thị phần thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Với quy mô hoạt động không lớn, liệu các ngân hàng nhỏ có bị thiệt thòi trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống không, thưa ông?

Chúng ta nên nhớ, việc tái cấu trúc không hẳn là nhắm vào các ngân hàng nhỏ mà tập trung vào những ngân hàng hoạt động không tốt, khả năng quản trị rủi ro kém, nợ xấu cao. Đây mới là đối tượng phải tập trung tái cấu trúc lại tài chính và các định chế quản lý tài chính. Thực tế, có những ngân hàng nhỏ nhưng khả năng quản trị rủi ro của họ rất tốt. Họ hoạt động lành mạnh. Bởi vậy, ngân hàng nhỏ không có nghĩa là ngân hàng yếu.

Ngược lại, không phải tất cả các ngân hàng lớn đều lành mạnh. Sự yếu kém không chỉ có ở các ngân hàng nhỏ mà ngay cả các ngân hàng lớn cũng không loại trừ. Một số ngân hàng trước đây được lập ra để chuyên trách từng mảng như Agribank chuyên nông nghiệp, nông thôn; BIDV chuyên về đầu tư; Vietcombank chuyên ngoại thương… nhưng giờ có chuyên nữa không? Sự đầu tư tràn lan, dàn trải vào các lĩnh vực không thuộc sở trường của mình cũng làm cho “sức khỏe” một vài ngân hàng lớn suy yếu trầm trọng.

- Thưa ông, các phương án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện đang được bàn đến rất nhiều. Theo ông, việc quan trọng và cần làm ngay trong cuộc cải tổ này là gì?

Chúng ta cần có một cuộc "tổng kiểm tra" sức khỏe của từng ngân hàng để có những đánh giá phù hợp. Việc "kiểm tra sức khỏe" này theo tôi là khâu quan trọng nhất, cần tiến hành gấp, bởi kể cả ngân hàng lớn mà quản lý rủi ro không tốt thì cũng vô cùng nguy hiểm.

Hiện, nhiều "đại gia" lập ra ngân hàng nhằm huy động vốn của dân nhưng lại đầu tư vào công ty của cá nhân, hay đầu tư phần lớn vào bất động sản. Khi dự án phá sản hoặc bất động sản mất giá, ngân hàng sẽ đứng trước khả năng đổ vỡ. Rõ ràng, nợ xấu, nợ khó đòi đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng hiện nay.
- Thị trường ngân hàng nhiều về lượng nhưng chất không cao hiện nay có nguyên nhân từ việc cấp phép thành lập quá nhiều ngân hàng thời gian trước đây. Vậy NHNN- cơ quan đã khai sinh ra những ngân hàng này có phải chịu trách nhiệm?

NHNN cấp phép vì các hồ sơ xin thành lập ngân hàng có đủ điều kiện, tiêu chí thành lập ngân hàng theo quy định. Còn sau đó, các ngân hàng được cấp phép hoạt động thế nào, lớn mạnh ra sao, góp phần phát triển thị trường tài chính - tiền tệ hay quay lại làm loạn thị trường lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính bản thân ngân hàng. Chúng ta không loại trừ việc có thể đâu đó vẫn còn sự dễ dãi trong cấp phép, tuy nhiên không thể nói ngân hàng yếu thì cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm được. Bố mẹ sinh ra đứa con và có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý nó. Còn việc đứa con phát triển đến đâu, trưởng thành đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nữa, không thể đổ lỗi hết cho bố mẹ.
- NHNN đang rất quyết tâm để nâng cao “sức khỏe” cũng như lập lại trật tự hệ thống ngân hàng. Ông hy vọng gì từ những quyết tâm này? Liệu "nói và làm" có tương xứng hay lại lặp lại tình trạng hô to, “đánh”… khẽ?

Chúng ta chúc cho NHNN nói chung và những người điều hành nói riêng đủ tâm huyết, bản lĩnh và tài năng để thực hiện thành công quyết tâm minh bạch hệ thống ngân hàng. Còn làm thế nào và làm đến đâu thì phải cần thời gian để chứng minh. Không thể ngày một ngày hai mà chúng ta đã vội nhận xét hay bình luận được.
- Xin cảm ơn ông!
 
                                                                                      Theo KTĐT
 

Các tin khác

Người dân xóm Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thủy) tận dụng lá ngô sau thu hoạch để làm thức ăn thô cho trâu, bò, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trâu, bò trong mùa đông 2011.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Không để xuất khẩu thô khoáng sản"

Nhấn mạnh khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong các chiến lược, kế hoạch khai thác khoáng sản cần khẳng định rõ quan điểm nhất quán là trong khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả cao nhất, theo đó phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô.

Sao vàng đất Việt Hoàng Sơn - Những dự định lớn lao còn ở phía trước

(HBĐT) - Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn (Hoàng Sơn) là DN duy nhất của tỉnh 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt (2010 và 2011).

Cuộc thi tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Mong muốn của người dân về chính sách BHTG

Cuộc thi "Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và hoạt động của BHTG Việt Nam" đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng với hơn 33 nghìn bài của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp khác nhau.

Doanh nghiệp khuyến mãi "ảo" trong tháng khuyến mãi?

Tháng khuyến mãi ở Hà Nội đang diễn ra tại hơn 1.000 điểm bán hàng khiến cho không khí mua sắm ngày càng náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn băn khoăn, liệu họ có thực sự được khuyến mãi hay không?

Khó thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo

Trái với kỳ vọng của xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước đây, tại buổi họp giao ban xuất khẩu gạo ngày 4/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), các nhà xuất khẩu gạo cho rằng với tình hình thực tế việc hoàn thành mốc 7 triệu tấn không hề dễ dàng.

Điều hành linh hoạt, sát thực tế để kiềm chế lạm phát

Trong 2 ngày 3-4/11, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 10, thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm nay, tình hình thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP và các biện pháp khắc phục, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng của các đợt bão, lũ vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục