Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần kiểm soát tốt vấn đề chất lượng nếu không sẽ gặp khó khăn - Ảnh: Đ.Quân
Năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam tương đối thành công khi xuất khẩu đạt hơn 6,1 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng vẫn có nguy cơ bị cấm ở các thị trường trọng điểm Nhật Bản, EU, Mỹ.
Liên tiếp bị cảnh báo
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), chỉ riêng thị trường Nhật Bản (mỗi năm nhập khẩu 500-600 triệu USD và chiếm 27-30% thị phần tôm của Việt Nam) đã có tới 132 cảnh báo đối với thủy sản từ Việt Nam. Các cảnh báo này đều cho rằng thủy sản Việt Nam nhiễm chất Trifluralin và Enrofloxacin. Đáng lo ngại là 6 tháng cuối năm đã có tới 54 lô hàng (chủ yếu là tôm) bị nhiễm Enrofloxacin ở thị trường Nhật Bản. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam, nhất là trong thời điểm Nhật Bản đang có những động thái siết chặt kiểm tra chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu.
Tại hai thị trường trọng điểm là EU và Mỹ, vấn đề kiểm soát chất lượng nằm trong tầm kiểm soát nhưng do tác động của thị trường Nhật Bản nên cơ quan chức năng ở những nơi này đã có nhiều động thái kiểm tra gắt gao đối với thủy sản đến từ Việt Nam. Theo ông Hồ Quốc Lực - Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta và Chủ tịch Ủy ban Tôm (thuộc VASEP) - đầu năm 2012 có nhận được email từ khách hàng ở Mỹ cho biết cơ quan kiểm tra nhập khẩu thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) sẽ kiểm tra chặt chẽ chất kháng sinh Enrofloxacin trong tôm có xuất xứ từ Việt Nam nhập vào Mỹ. Lý do là FDA đã nhận được nhiều phản hồi cho thấy tôm Việt Nam bị nhà chức trách Nhật Bản nâng cao tần suất kiểm tra liên quan đến kháng sinh. Nếu điều này xảy ra thì sẽ tạo hậu quả thiệt hại vô cùng lớn vì Mỹ đang là thị trường tiêu thụ 25-30% tôm Việt Nam.
Trước tình hình như vậy, ông Lực đã có “đơn thỉnh nguyện” gửi Bộ NN-PTNT và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng - nơi cung cấp phần lớn nguyên liệu tôm xuất khẩu. Bởi nếu không kiểm soát được vấn đề chất lượng, để cho thị trường Nhật, Mỹ cấm cửa thì sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản, công nhân mất việc làm.
Bất cập
Nhiều năm qua, xuất khẩu thủy sản ngày càng gia tăng về sản lượng cũng như giá trị và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành. Trong khi một số chất kháng sinh bị nhiều nước cấm sử dụng thì trong nước vẫn cho phép sử dụng. Điển hình như năm 2010, do được phép sử dụng trong nuôi trồng nên chất Trifluralin đã khiến thủy sản Việt Nam gặp lao đao ở Nhật Bản. Sau đó, Bộ NN-PTNT đã ra lệnh cấm sử dụng chất
Trifluralin, cải thiện được chất lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2011, bài học cũ lặp lại khi nhiều lô hàng thủy sản nhiễm chất Enrofloxacin, bị cảnh báo và trả về. Được biết nhiều nước coi Enrofloxacin là chất gây hại tới sức khỏe con người và cấm sử dụng, nhưng trong nước chất này chỉ nằm trong danh mục “hạn chế sử dụng”.
Mặt khác, trong khi thế giới đang khuyến khích kiểm soát hệ thống (giám sát chặt từ khâu nuôi trồng, thu mua, sản xuất, chế biến… tạo thành một chuỗi liên kết) để giảm bớt kiểm tra lô hàng thì cơ quan chức năng trong nước lại tăng cường kiểm tra lô hàng mà bỏ quên giám sát hệ thống. Theo nhiều doanh nghiệp, việc kiểm tra chất lượng theo kiểu “chặn đầu ra” giống như cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu chứ không phải kiểm để ngăn ngừa, xử lý trường hợp làm không tốt.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho hay nếu tổ chức tốt khâu liên kết từ người nuôi đến doanh nghiệp, thay vì tốn chi phí cho kiểm tra, doanh nghiệp sẽ dùng số tiền này đầu tư hệ thống nuôi trồng để có nguồn nguyên liệu tốt hơn. Chứ như hiện nay, dù chất lượng đầu ra được kiểm tra gắt gao nhưng trước đó các khâu con giống, thức ăn, nuôi trồng… không được kiểm soát tốt thì các lô hàng không đạt yêu cầu vẫn cứ gia tăng.
Ở một góc độ khác, ông Vũ Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH SGS Việt Nam, cho hay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp chất lượng. Đây là những doanh nghiệp không chuyên về thủy sản, mà chỉ đi dự các hội chợ quốc tế, thấy có đơn hàng rồi trở về thu gom thủy sản trôi nổi, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.
“Không thể đổ hết lỗi yếu kém chất lượng cho Bộ NN-PTNT được. Với hàng trăm doanh nghiệp, tốt có, xấu có như hiện nay thì Bộ khó kiểm soát. Muốn kiểm soát tốt, ngoài vai trò quản lý của nhà nước, doanh nghiệp nên bỏ làm ăn chụp giật mà phải làm bài bản”, ông Thắng nói.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Cùng giúp nhau phát triển kinh tế, động viên lớp cháu con chí thú làm ăn, không vướng vào các tai, tệ nạnxã hội, khu 5B, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) vươn lên dẫn đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương. Không chỉ được biết đến với cụm từ “KDC không còn hộ nghèo”, “KDC không có tệ nạn xã hội”, khu 5B còn nổi danh với hàng chục nông dân tỷ phú, hàng trăm hộ gia đình đứng hàng triệu phú.
(HBĐT) - Năm 2011, Công ty CPBĐS An Thịnh vinh dự được bình chọn và trao giải thưởng Sao vàng đất Việt 2011. KCN Lương Sơn tiếp tục chứng tỏ là điểm đến của các nhà đầu tư. An Thịnh đang tiếp tục theo đuổi những dự án tầm cỡ đóng góp cho sự phồn thịnh của tỉnh nhà.
(HBĐT) - Nhà máy thủy điện Suối Nhạp sau một năm vận hành an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực sự hòa vào nhịp sống bản làng Đồng Chum - Đồng Ruộng (Đà Bắc), chứng tỏ định hướng đầu tư đúng đắn và táo bạo trong chiến lược phát triển doanh nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội của Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn).
Từ ngày 24-26-1 (tức mồng 2 đến mồng 4 Tết), cả trăm chiếc tàu cá của ngư dân Phú Yên tấp nập về bến chở đầy ắp cá ngừ đại dương.
(HBĐT) - Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất tại Thái Nguyên là dịp để người làm chè, các doanh nghiệp trồng, chế biến và tiêu thụ được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cây chè, từng bước nâng cao hiệu quả SX -KD đối với cây chè và sản phẩm trà Việt Nam. Thông qua lễ hội, các sản phẩm trà của Hòa Bình được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, từ đó đã thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, người làm chè Hoà Bình đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng thương hiệu cho chè Hoà Bình.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân này, chúng tôi có dịp trở lại Lạc Thủy - một trong những huyện đi đầu trong trồng rừng kinh tế của tỉnh. Huyện Lạc Thủy có 21.464 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,2% tổng diện tích đất tự nhiên, từ năm 2000, Lạc Thủy xác định trồng rừng kinh tế là hướng xóa đói - giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương.