Tàu Hoa Sen của Vinashin đã trở thành điển hình cho đầu tư không hiệu quả của các tập đoàn kinh tế.

Tàu Hoa Sen của Vinashin đã trở thành điển hình cho đầu tư không hiệu quả của các tập đoàn kinh tế.

Tập đoàn kinh tế (TĐKT) được hiểu là những “đầu tàu” gánh vác trọng trách trong lĩnh vực kinh tế trọng tâm và mũi nhọn của nền kinh tế quốc gia.

 

Tuy nhiên, điều đáng nói là không ít TĐKT thời gian qua không những không hoàn thành trọng trách; mà chỉ trong vòng 3 năm qua, một số TĐKT của Việt Nam đã sa lầy vào thất thoát, sai phạm, thua lỗ… Phải chăng đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về năng lực quản trị tại các TĐKT?

Bài 1: "Đầu tàu" có khoẻ như kỳ vọng?

Việt Nam hiện có 13 TĐKT. Tuy nhiên đã có không ít trong số này bộc lộ những lỗ hổng lớn trong quản trị dẫn đến thất thoát, thua lỗ, sai phạm… Có thể kể ra đây “con tàu Vinashin” đã bị nhấn chìm, hay cái tên EVN gắn liền với đầu tư ngoài ngành gây thua lỗ nặng. Bên cạnh đó chỉ trong 2 tháng qua, những sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí cũng đã được nhắc đến.

Không như kỳ vọng

Tại hội nghị sơ kết mô hình TĐKT do Chính phủ chủ trì diễn ra vào tháng 12.2011, Bộ KHĐT - cơ quan được giao chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổng kết việc thí điểm thành lập các TĐKTNN đã đề xuất Chính phủ về việc tạm dừng thí điểm thành lập mới TĐKTNN để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và tái cấu trúc các TĐKT đang thí điểm thành lập. Điều này cho thấy, việc hoạt động của các TĐKT thí điểm đang bộc lộ những sơ hở, hạn chế, yếu kém cần được bổ sung, hoàn thiện để hoạt động hiệu quả. Cũng theo Bộ KHĐT, đến nay các TĐKTNN đang nắm giữ tới 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng số vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khu vực DNNN.

Tuy nhiên, quy mô của các TĐKT đều tăng so với thời điểm bắt đầu thành lập. Nhưng thực chất đây là sự gia tăng không hoàn toàn là do quá trình tự tích tụ và tập trung vốn. Nhiều TĐKT lớn lên là do lắp ghép cơ học của các TCty, Cty do việc sáp nhập mà hình thành. Bên cạnh đó, lợi thế cũng là do có sự đầu tư lớn của Nhà nước, lợi thế độc quyền, chi phối thị trường... Đặc biệt, phần lớn tài sản của nhiều TĐKT được hình thành từ vốn vay. Theo số liệu của 9 TĐKT có báo cáo, thì 58,07% giá trị tài sản của các TĐKT được hình thành từ vốn vay. Cá biệt, như EVN vốn vay lên tới 79,4%, Tập đoàn Sông Đà vốn vay là 79,7%... cho thấy thực lực tài chính của các “đầu tàu” rất yếu.

Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, báo cáo cũng cho thấy, tỉ suất lợi nhuận của các “đầu tàu” đang giảm dần qua các năm. Chỉ tính riêng 10 TĐKT (không kể Vinashin), năm 2010, tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 13,6%, năm 2008 là 18,15% và 2009 là 14,62%. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu năm 2009 là 9,83%, năm 2010 là 7,07%... Bên cạnh đó tại một số tập đoàn hệ số an toàn vốn đã ở mức báo động. Như số liệu được thanh tra công bố đối với Tập đoàn Sông Đà, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 3,91; EVN là 4,25 - mức được xem là rủi ro.

Bất động sản, chứng khoán một thời là “miếng mồi ngon” cho các tập đoàn
kinh tế đầu tư ngoài ngành. Ảnh: Kỳ Anh - Giang Huy

Một biểu hiện rõ nhất của sự yếu kém trong quản trị kinh tế tại các tập đoàn là để xảy ra những vi phạm, sai phạm. Kết luận của Thanh tra Chính phủ tại hàng loạt TĐKT vừa qua đã chỉ ra những yếu kém đó.

Quản trị doanh nghiệp - lực bất tòng tâm

Các chuyên gia cho rằng quản trị tại các TĐKT là khâu yếu và nhiều bất cập nhất hiện nay. Trên thực tế, phần lớn các TĐKT đều hình thành theo phương thức hành chính. Có 2 TĐKT là tập đoàn Sông Đà và HUD được hình thành cơ học từ cơ cấu lại một số TCty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tương đồng. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động của 2 TĐKT này đang cho thấy nhiều bất cập, mang tính hành chính chủ quan, thiếu tính liên kết thông qua việc đầu tư, mua lại, sáp nhập giữa các DN. Điều này gây nên tình trạng Cty mẹ - tập đoàn khó chỉ đạo và kiểm soát được Cty con...

Từ 1.7.2010, các TĐKT được chuyển sang hoạt động theo hình thức Cty TNHH một thành viên, hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con, với hình thức quản trị mới chuyển từ liên kết kiểu hành chính sang đầu tư tài chính. Cụ thể là Cty mẹ đầu tư tài chính vào Cty con, giảm bớt xin - cho, tăng quyền tự chủ cho DN thành viên. Tuy nhiên, việc quy định chỉ là hình thức, đến nay, hầu hết các Cty mẹ vẫn chưa được phê duyệt quy chế quản lý tài chính - yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát hoạt động nội bộ.

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông: Nhiều TĐKT đầu tư dàn trải, kém hiệu quả... Sở dĩ có điều này là ngay trong điều lệ của các TĐKT cũng không quy định rõ, lộ trình thực hiện đầu tư cũng như cơ chế kiểm soát. Trong khi với năng lực hạn chế, nhiều TĐKT chỉ trong thời gian ngắn đã “đẻ” ra hàng loạt các Cty con, Cty cháu, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực... và dẫn đến sự quá tải về năng lực quản trị của bộ máy. Ví như Vinashin, chỉ trong thời gian ngắn “đẻ” ra tới 200 Cty con, Cty cháu, trong đó hàng loạt Cty hoạt động ở lĩnh vực mạo hiểm như ngân hàng, tài chính, bất động sản, thậm chí cả kinh doanh... xe máy. Tương tự, Tập đoàn Dầu khí, Sông Đà cũng “nướng” nhiều nghìn tỉ vào các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm...

Đặc biệt, một mấu chốt trong quản trị TĐKT hiện nay là việc phân cấp, giao quyền cho HĐQT (nay là HĐ thành viên), TGĐ quá lớn. Những vị trí này có quyền quyết định dự án đầu tư có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản và không quy định hạn chế số lượng dự án có quy mô tương tự được phê duyệt trong 1 năm. Với sự “tổng hợp” nhiều yếu kém, bất cập trong quản trị nên với TĐKT  có giá trị tài sản từ vài chục đến hàng trăm ngàn tỉ đồng thì chỉ với... vài quyết định sai lầm sẽ khiến cả hệ thống rơi vào rủi ro.

 

                                                                   Theo LaoDong

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục