Qua tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, nông dân xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) xóa vườn tạp chuyển trồng rau cho thu nhập cao.
(HBĐT) - Với việc vận dụng và lồng ghép các nguồn hỗ trợ như hỗ trợ sản xuất, vay vốn ưu đãi, Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã có hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu khá hoàn chỉnh, dần đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM.
Trong các năm 2011 – 2012, từ nguồn vốn của chương trình trên 1 tỷ 230 triệu đồng, xã đã triển khai xây dựng, kiên cố hóa các tuyến kênh, mương nội đồng với trị giá 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, dành 330 triệu đồng hỗ trợ sản xuất, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với vốn chương trình, xã đã huy động sức dân tham gia đóng góp ngày công lao động cho công trình có trị giá gần 200 triệu đồng. Nghiên cứu, tìm hiểu, xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực tế, xã đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đối tượng hộ nghèo, cận nghèo nuôi gà thịt, cá thịt, trồng xoan và keo phân tán hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất bền vững. Các nguồn vốn đã phát huy hiệu quả cụ thể trong thực tiễn cuộc sống, sản xuất của người dân các xóm. Chẳng hạn như hệ thống kênh mương đầu tư tại xóm Cha Long đã đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha lúa, khắc phục được tình trạng ngập úng về mùa mưa, hạn cục bộ về mùa khô. Sau 1 năm chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ mô hình nuôi cá thịt, đàn cá phát triển tốt, một số hộ tham gia đã có báo cáo kết quả thu hoạch và tái duy trì đàn sau thu hoạch. Số xoan và keo phân tán đã đầu tư nhờ thực hiện đúng khung thời vụ đang sinh trưởng khá, hộ dân các xóm tiếp tục chăm sóc, bảo vệ. Theo ông Đinh Văn Long, Chủ tịch UBND xã, có một thuận lợi là cán bộ, đảng viên, nhân dân có nhận thức tốt về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM ở xã. Người người, nhà nhà đồng tâm, dốc sức ủng hộ, tham gia bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền, vận động, góp công, góp của, hiến đất, hoán đổi đất để xây dựng khu trung tâm xã, làm đường giao thông nông thôn. Thông qua các nguồn vốn lồng ghép, hệ thống điện, đường, trường, trạm dần đáp ứng các tiêu chí NTM. Cụ thể như dự án, hệ thống lưới điện nông thôn của xã đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp thông qua dự án năng lượng nông thôn RE II mở rộng. Đầu năm 2013, dự án xây dựng nhà trạm y tế xã có tổng vốn 4,1 tỷ đồng được bàn giao và đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả khám, điều trị bệnh, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Xã còn lồng ghép chương trình xây dựng NTM với vốn dự án xây dựng nâng cấp trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trị giá 1,2 tỷ đồng, dự án cứng hóa đường giao thông nông thôn trị giá trên 500 triệu đồng. Các công trình được giám sát chặt chẽ, có sự tham gia của các tổ giám sát cộng đồng. Bằng việc huy động vốn chương trình, dự án và nguồn lực tại chỗ, từ chỗ chỉ đạt 3 tiêu chí lúc ban đầu, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí trong xây dựng NTM mới gồm tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện nông thôn, chợ nông thôn, bưu điện văn hóa xã, hệ thống chính trị xã hội, an ninh chính trị, giảm nghèo, nhà ở dân cư, trường học, y tế. Các tiêu chí hiện đạt 70% trở lên gồm giao thông, môi trường, giáo dục, hình thức tổ chức sản xuất. Đời sống người dân nông thôn trong xã đang được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Bà con phấn khởi nhờ được tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước dành cho vùng nông thôn như chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ sản xuất, vốn vay ưu đãi, chuyển giao KHKT. Bình quân thu nhập của xã hiện đã đạt 15,5 triệu đồng/người/năm.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 30/5, tại xã Ngòi Hoa, Ban Quản lý dự án Phát triển KT – XH vùng chuyển dân sông Đà và trạm KNKL huyện Tân Lạc đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo sơ cấp thú y viên dành cho các xã, xóm thuộc vùng hồ sông Đà của huyện.
(HBĐT) - Chiều ngày 30/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị họp bàn tổ chức chương trình thi đua Gia đình tiết kiệm điện TP. Hòa Bình năm 2013. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tuy mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2012 nhưng với việc mở rộng quy mô, đưa ra những cách làm cụ thể, sát với thực tiễn sản xuất, HTX nông nghiệp – dịch vụ - tổng hợp xã Bắc Sơn (Kim Bôi) đã và đang phát huy vai trò, hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) - Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của tỉnh đang có sự thay đổi mạnh về cơ cấu cây trồng. Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang phát triển thay thế dần các loại cây đã giảm năng suất. Kết quả là trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, điển hình như vùng cam ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, vùng nhãn chín muộn ở Kim Bôi, Lương Sơn... Đây là diễn biến thuận lợi cho thấy, việc mở rộng diện tích cây ăn quả là bước đi phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp địa phương, hướng tới nền sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.
(HBĐT) - Ngày 30/5, tổ chức Quỹ Ôxtrâylia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) đã phối hợp với HĐND huyện Đà Bắc tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát chi tiêu công về việc thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ – CP tại huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Là một trong những xã điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM của tỉnh, 2 năm qua, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tăng thu nhập gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa bàn. Hiện, xã đã đạt được 10/19 tiêu chí. Năm 2011, xã thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với tổng kinh phí 280 triệu đồng, trong đó, NSNN hỗ trợ 200 triệu đồng cho tập huấn, cấp giống và vật tư cho các hộ, nhân dân đóng góp 80 triệu đồng.