Xã Nam Sơn, (Tân Lạc) phát triển cây quýt ngọt địa phương.

Xã Nam Sơn, (Tân Lạc) phát triển cây quýt ngọt địa phương.

(HBĐT) - Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của tỉnh đang có sự thay đổi mạnh về cơ cấu cây trồng. Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang phát triển thay thế dần các loại cây đã giảm năng suất. Kết quả là trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, điển hình như vùng cam ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, vùng nhãn chín muộn ở Kim Bôi, Lương Sơn... Đây là diễn biến thuận lợi cho thấy, việc mở rộng diện tích cây ăn quả là bước đi phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp địa phương, hướng tới nền sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.

 

Trong quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến năm 2020, UBND huyện Lạc Sơn xác định: Song song với việc duy trì ổn định diện tích trồng cây lương thực có hạt để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, huyện sẽ chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó, chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi. Cụ thể, với việc xác định cam là cây trồng mũi nhọn, huyện phấn đấu đến năm 2020 diện tích trồng cam trên địa bàn huyện sẽ khoảng 600 ha, gồm 100 ha tại xã Ân Nghĩa, 250 ha tại xã Tân Mỹ, 250 ha tại xã Yên Nghiệp, trước mắt phấn đấu đến năm 2015 đạt 230 ha. Theo dự kiến của UBND huyện Lạc Sơn, việc phát triển mạnh cây cam thương phẩm tại 3 xã Ân nghĩa, Tân Mỹ và Yên Nghiệp sẽ tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân nơi đây và các xã lân cận, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn cho những địa bàn đang gặp nhiều khó khăn của huyện.

 

Ở phạm vi toàn tỉnh, cây cam đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích lẫn chất lượng với giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống khác tại địa phương. Đến nay, diện tích trồng cam toàn tỉnh đạt khoảng 1.500 ha, tập trung nhiều ở huyện Cao Phong với diện tích khoảng 1.000 ha. Đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế đầy thuyết phục, mang lại cho người dân mức thu nhập từ 500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng/ha, sản lượng trên 1 vạn tấn/năm.

 

Theo nhận định của Sở NN&PTNT, với những đặc trưng về khí hậu và thổ nhưỡng, tỉnh ta có lợi thế nhất định để phát triển nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới. Trong đó, khu vực núi cao có thể phát triển cây trồng có nguồn gốc ôn đới như cây dược liệu, các loại rau quả sạch, cây ăn quả có múi... Khai thác lợi thế tự nhiên này, ngành nông nghiệp địa phương xác định sẽ mở rộng diện tích cây ăn quả, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Đây là một trong những định hướng mũi nhọn, được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng.  

 

Cụ thể, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình thâm canh cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Theo đó, tập trung đầu tư thâm canh diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày hiện có, đưa những giống mới tiến bộ thay thế giống cũ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Điển hình như giống chè LDP1, chè shan tuyết, giống cam Canh, bưởi Diễn, vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên... Kết quả là đến nay, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của tỉnh đang có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu cây trồng. Diện tích trồng vải, hồng, mơ, mận giảm, thay vào đó là sự gia tăng về diện tích của một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng nhãn, vải ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; thanh long ở Lạc Thủy, bưởi ở Tân Lạc…

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nhìn chung, cây ăn quả là loại cây trồng có giá trị kinh tế và đầu ra tương đối ổn định. Việc mở rộng diện tích cây ăn quả nằm trong lộ trình chung của ngành nông nghiệp địa phương nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Hiện nay, tổng diện tích cây ăn quả các loại của tỉnh đạt khoảng 10.500 ha. Theo quy hoạch sẽ phấn đấu đến năm 2015 là 15.000 ha, trong đó, diện tích trồng nhãn, vải khoảng 5.000 ha, bố trí tập trung ở huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy; diện tích trồng cây có múi (cam, bưởi, quýt) khoảng 3.500 ha, bố trí tập trung ở huyện Cao Phong, Kim Bôi và Lạc Thủy; diện tích trồng na 1.500 ha, bố trí tập trung ở huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn... Bám sát quy hoạch chung của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện nay, các huyện, thành phố đã và đang xây dựng quy hoạch cụ thể tại địa phương, trong đó đều chú trọng đầu tư phát triển cây ăn quả, coi đây là loại cây trồng lợi thế cần khai thác tốt hơn để phát huy giá trị cao hơn.

 

                                                          Thu Trang

 

 

Các tin khác

Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát chi tiêu công về thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ.
Xã vùng cao Ngọc Sơn, Lạc Sơn phát triển cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.
Chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) mặc dù đã có quy hoạch nâng cấp nhưng chưa có kinh phí xây dựng nên vẫn còn tình trạng họp chợ lấn đường vi phạm hành lang ATGT.
Không có hình ảnh

Kim Bôi tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Ông Bạch Công Thi, Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Bôi cho biết, UBND huyện đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, trong đó, chú trọng tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây được coi là các giải pháp then chốt, có vai trò tiếp sức cho nền kinh tế vượt qua sức ép của lạm phát. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai sâu rộng, quyết liệt, huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, dần dần nhận được phản hồi khá tích cực từ phía doanh nghiệp và người dân.

Vĩnh Tiến tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) là một xã thuần nông chủ yếu sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm trước đây, do trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng bộ xã Vĩnh Tiến đã tập trung vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã không ngừng được nâng lên, cuộc sống tinh thần, vật chất của người dân đã được cải thiện đáng kể.

Làm giàu từ nuôi ong mật

(HBĐT) - Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Minh, thôn Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), chúng tôi khâm phục trước nghị lực vươn lên phát triển kinh tế của ông. Năm 1968, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Bùi Văn Minh lúc ấy mới 19 tuổi đã viết đơn gia nhập đội thanh niên chống Mỹ cứu nước, chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Sau gần 10 năm trong quân đội, năm 1977, ông phục viên trở về quê hương, mang trong mình những vết tích của bom đạn chiến tranh, trở thành thương binh hạng 2/4, mất đi 61% sức lao động.

Huy động các nguồn lực xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - “Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huyện Đà Bắc cũng xác định cần phân bổ và huy động các nguồn lực trên địa bàn để XĐ-GN bền vững. Cùng với những chính sách ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà, Chương trình 135, những chính sách về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là chính sách cơ chế 30a của Chính phủ, chương trình xây dựng NTM sẽ là những đòn bẩy tích cực để Đà Bắc giảm nghèo một cách bền vững” - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc khẳng định.

Nỗ lực vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

(HBĐT) - Năm 2013, nhiệm vụ phát triển KT-XH đã được HĐND tỉnh thông qua với mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển VH-XH, XĐ-GN, bảo đảm an sinh xã hội, QP-AN, TTATXH. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong bối cảnh có nhiều thách thức như hiện nay, cùng với quyết tâm cao và nỗ lực đồng bộ, rất cần những giải pháp căn bản, hiệu quả, hướng tới những giá trị tốt đẹp và bền vững cho KT-XH của tỉnh.

Hội CCB huyện Kim Bôi: Đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội CCB huyện Kim Bôi có 6.301 hội viên, sinh hoạt tại 225 chi hội và 37 đơn vị Hội cơ sở. Với bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua nhiều hội viên CCB đã nỗ lực vươn lên, hăng say lao động, sản xuất, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói – giảm nghèo (XĐ-GN) hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục