HTX Nông nghiệp – dịch vụ - tổng hợp xã Bắc Sơn đã cung cấp dịch vụ làm đất phục vụ nhu cầu cơ giới hóa của nông dân.
(HBĐT) - Tuy mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2012 nhưng với việc mở rộng quy mô, đưa ra những cách làm cụ thể, sát với thực tiễn sản xuất, HTX nông nghiệp – dịch vụ - tổng hợp xã Bắc Sơn (Kim Bôi) đã và đang phát huy vai trò, hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
HTX hiện đang đảm nhận các phần việc cơ bản như sản xuất, kinh doanh dịch vụ cung ứng, quản lý thủy lợi nội đồng, dịch vụ giống cây trồng… Trong đó, dịch vụ quản lý thủy lợi nội đồng là loại hình được chú trọng hàng đầu. HTX đã ký hợp đồng với 15 xã vùng bắc của huyện như Sơn Thủy, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Nật Sơn, Hùng Tiến…quản lý phục vụ tưới tiêu, đảm nhiệm cung ứng và bảo vệ nguồn nước cho sản xuất. Ban quản trị HTX thực hiện phân công chỉ đạo khoán theo các tổ, nhóm. Các tổ sản xuất chủ động kiểm tra, tu sửa máy bơm, nạo vét mương máng, khơi thông dòng chảy, động viên các nhóm thủy nông bơm nước vào giờ thấp điểm để tiết kiệm điện. Nhờ làm tốt khâu dịch vụ khoán thủy nông đã giúp đảm bảo cung ứng tưới tiêu cho đồng ruộng, năng suất lúa, hoa màu tăng lên, một số cây trồng vụ đông được đưa vào trồng, mở rộng diện tích trên đồng đất xã Bắc Sơn và các xã vùng lân cận.
Tổ chức ngành nghề phù hợp với thực tế đời sống, sản xuất luôn là vấn đề được HTX quan tâm, đẩy mạnh, tập trung vào loại hình dịch vụ phục vụ đông đảo bà con xã viên và nông dân trong, ngoài xã. HTX đã mạnh dạn nhận cung ứng phục vụ giống lúa, phân bón cho nhân dân. Đáng kể là từ đầu vụ chiêm-xuân đến nay, HTX đã cung ứng trên 2 tấn lúa giống các loại, chủ yếu là giống BC 15 và nhị ưu 838. Chất lượng lúa không chỉ đảm bảo, được bà con tin tưởng và giá thành lại thấp hơn so với giá bán trên thị trường. Cũng trong thời gian mùa vụ, HTX cung ứng hàng tấn phân bón và một số lượng không nhỏ thuốc BVTV tới nông dân. Ông Nguyễn Ngọc Cang, Chủ nhiệm HTX cho biết: Đến thời điểm này, HTX đã thu hút tổng số 32 xã viên tham gia, vốn điều lệ khoảng 500 triệu đồng. Không ít người ở các xã lân cận nộp đơn xin gia nhập HTX. Những người góp cổ phần tiêu biểu như ông Bùi Văn Ngãi ở xóm Khả, Bùi Phương Hướng ở xóm Cầu, Bạch Quốc Tưởng ở xóm Trám... Bằng nguồn vốn huy động, HTX đã mua 5 máy làm đất gồm 1 máy công suất lớn và 4 máy công suất nhỏ có tổng trị giá 120 triệu đồng giao 5 đội dịch vụ quản lý, vận hành. Nhờ có máy làm đất, công việc đồng áng, thời vụ gieo trồng của xã viên và nhân dân đảm bảo kịp thời vụ hơn.
Với việc đa dạng các loại hình dịch vụ, đời sống, thu nhập của xã viên được cải thiện. Bình quân thu nhập mỗi tháng của xã viên từ 1,5 – 1,7 triệu đồng. HTX dự định thời gian tới sẽ mở rộng thêm các loại hình dịch vụ mới như chuyển giao KHCN, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, TTCN, vật tư sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ sản phẩm hàng hóa… HTX mới vận động được khoảng hơn 100 hộ trong vùng trồng thử nghiệm giống mít Changai (Thái Lan) có giá trị kinh tế cao; nhập 1.000 con gà Đông Cảo từ vùng Khoái Châu (Hưng Yên) hỗ trợ cho hộ nghèo đồng thời hướng dẫn bà con về kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học. Những năm tiếp theo sẽ tìm hướng liên doanh, liên kết với công ty xuất khẩu bao tiêu sản phẩm, phân bón sạch tạo vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn thu hút lao động, tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Theo ông Bạch Công Nhi, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, trong thời điểm hiện nay, giá cả không ổn định, vật tư nông nghiệp tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt, việc thành lập HTX dịch vụ là cần thiết, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể. Mô hình HTX dịch vụ này còn góp phần tăng chỉ tiêu tiêu chí số 14 (hình thức tổ chức sản xuất) của chương trình MTQG xây dựng NTM.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ toàn địa bàn đến 20/5 đạt 9.063 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng, tương đương 1,5% so với tháng 12/2012, trong đó, phân theo thời hạn cho vay: dư nợ ngắn hạn 4.844 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,4%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 4.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,6%/tổng dư nợ.
(HBĐT) - Ông Bạch Công Thi, Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Bôi cho biết, UBND huyện đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, trong đó, chú trọng tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây được coi là các giải pháp then chốt, có vai trò tiếp sức cho nền kinh tế vượt qua sức ép của lạm phát. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai sâu rộng, quyết liệt, huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, dần dần nhận được phản hồi khá tích cực từ phía doanh nghiệp và người dân.
(HBĐT) - Xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) là một xã thuần nông chủ yếu sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm trước đây, do trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng bộ xã Vĩnh Tiến đã tập trung vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã không ngừng được nâng lên, cuộc sống tinh thần, vật chất của người dân đã được cải thiện đáng kể.
(HBĐT) - Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Minh, thôn Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), chúng tôi khâm phục trước nghị lực vươn lên phát triển kinh tế của ông. Năm 1968, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Bùi Văn Minh lúc ấy mới 19 tuổi đã viết đơn gia nhập đội thanh niên chống Mỹ cứu nước, chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Sau gần 10 năm trong quân đội, năm 1977, ông phục viên trở về quê hương, mang trong mình những vết tích của bom đạn chiến tranh, trở thành thương binh hạng 2/4, mất đi 61% sức lao động.
(HBĐT) - “Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huyện Đà Bắc cũng xác định cần phân bổ và huy động các nguồn lực trên địa bàn để XĐ-GN bền vững. Cùng với những chính sách ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà, Chương trình 135, những chính sách về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là chính sách cơ chế 30a của Chính phủ, chương trình xây dựng NTM sẽ là những đòn bẩy tích cực để Đà Bắc giảm nghèo một cách bền vững” - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc khẳng định.
(HBĐT) - Năm 2013, nhiệm vụ phát triển KT-XH đã được HĐND tỉnh thông qua với mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển VH-XH, XĐ-GN, bảo đảm an sinh xã hội, QP-AN, TTATXH. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong bối cảnh có nhiều thách thức như hiện nay, cùng với quyết tâm cao và nỗ lực đồng bộ, rất cần những giải pháp căn bản, hiệu quả, hướng tới những giá trị tốt đẹp và bền vững cho KT-XH của tỉnh.