Dự án đường Chi Lăng kéo dài hoàn thành sẽ tạo động lực cho TPHB khai thác hiệu quả quỹ đất khu trung tâm Quỳnh Lâm.

Dự án đường Chi Lăng kéo dài hoàn thành sẽ tạo động lực cho TPHB khai thác hiệu quả quỹ đất khu trung tâm Quỳnh Lâm.

(HBĐT) - Dự án đường Chi Lăng kéo dài do Sở GT-VT làm chủ đầu tư là một trong những dự án quan trọng, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, phát triển đô thị thành phố Hòa Bình được khởi động từ nhiều năm nay. Hiện, chủ đầu tư đang phối hợp với các ngành chức năng giải quyết những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ dự án.

 

Dự án đường Chi Lăng kéo dài giai đoạn I được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 144/QĐ-UBND ngày 23/1/2007 với tổng mức đầu tư 67,4  tỷ đồng, trong đó, xây lắp 46,2 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 5,5 tỷ đồng, chi khác 15,7 tỷ đồng. Công trình khởi công xây dựng tháng 9/2010. Đường Chi Lăng kéo dài giai đoạn 1 là tuyến đường xuyên tâm có tính chất quan trọng, mang tính định hướng cho việc thực hiện theo quy hoạch của khu trung tâm Quỳnh Lâm, cần thiết được ưu tiên đầu tư. Dự án triển khai trong hoàn cảnh   khó khăn.

 

Năm 2007, dự án được phê duyệt quyết định đầu tư. Trong quá trình triển khai xây dựng đến nay do chính sách của Nhà nước, chế độ tiền lương có nhiều thay đổi, nguồn vốn cấp cho dự án chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt năm 2011, do ảnh hưởng của Nghị quyết 11/NQ-CP về việc cắt giảm đầu tư công và đình hoãn, giãn tiến độ, thay đổi về tiền lương làm cho nhà thầu gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Mặt khác, vì thời gian thi công kéo dài nên dự án chịu sự ảnh hưởng của biến động về giá cả, chênh lệch cao về giá vật liệu xây dựng, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu; chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng tăng cao nên tổng mức đầu tư tăng so với  tổng mức đầu tư ban đầu đã thiết lập.

 

Chủ đầu tư đang tìm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Hiện nay, công giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành và bàn giao cho đơn vị thi công được 96% mặt bằng. Hiện nay, phía bên phải tuyến từ km1 + 220 - km1 + 267 (dài 47 m) còn có 9 hộ dân nằm trong diện phải GPMB, UBND thành phố Hòa Bình đang xem xét, giải quyết. Về thi công xây lắp, nhà thầu đã thi công đắp nền đường k 95 được 940 m dài, thảm bê tông nhựa 150 m mặt đường và đúc cấu kiện đúc sẵn, phần khối lượng đã hoàn thành 31%, tương ứng với giá trị 16 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu 15 tỷ đồng.

 

Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành toàn bộ (bao gồm cả đoạn 300 m cuối tuyến đã được UBND tỉnh cho phép tiếp tục triển khai tại Văn bản 978/VPUBND-CNXD ngày 2/4/2013) vào tháng 9/2013. Kết thúc năm 2012, dự án được giao kế hoạch vốn 31,8 tỷ đồng, chủ đầu tư đã giải ngân hết kế hoạch vốn được giao xây lắp 15 tỷ; GPMB và chi khác 16,8 tỷ đồng). Năm 2013, dự án được giao kế hoạch vốn 20 tỷ đồng, chủ đầu tư đang tích cực chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo giải ngân phần vốn được giao theo đúng kế hoạch đã đề ra.

 

Hiện nay, chủ đầu tư đã đề nghị với UBND tỉnh chỉ đạo Hội đồng GPMB thành phố Hòa Bình đẩy nhanh tiến độ GPMB đối với 9 hộ dân nằm trong đoạn tuyến từ km1 + 220 - km1 + 267;  cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư để đáp ứng yêu cầu thực tế của công trình; ưu tiên bố trí vốn để thi công hoàn thành công trình theo kế hoạch đã đề ra. Theo kế hoạch, khi  hoàn thành dự án đường Chi Lăng kéo dài giai đoạn 1, tiếp tục triển khai dự án tuyến đường nối từ đường tránh QL6, tạo thành một trục đường xuyên tâm, định hướng cho việc thực hiện theo quy hoạch của khu trung tâm Quỳnh Lâm, khi được đầu tư xây dựng sẽ phát huy tốt hiệu quả đầu tư.

 

                                                                                  Lê Chung

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Khóa đào tạo đi vào giờ học lý thuyết ngay sau khai giảng
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
HTX Nông nghiệp – dịch vụ - tổng hợp xã Bắc Sơn đã cung cấp dịch vụ làm đất phục vụ nhu cầu cơ giới hóa của nông dân.

Mở rộng diện tích cây ăn quả - hướng tới sản xuất hàng hóa giá trị cao và bền vững

(HBĐT) - Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của tỉnh đang có sự thay đổi mạnh về cơ cấu cây trồng. Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang phát triển thay thế dần các loại cây đã giảm năng suất. Kết quả là trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, điển hình như vùng cam ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, vùng nhãn chín muộn ở Kim Bôi, Lương Sơn... Đây là diễn biến thuận lợi cho thấy, việc mở rộng diện tích cây ăn quả là bước đi phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp địa phương, hướng tới nền sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.

Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát chi tiêu công thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 30/5, tổ chức Quỹ Ôxtrâylia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) đã phối hợp với HĐND huyện Đà Bắc tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát chi tiêu công về việc thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ – CP tại huyện Đà Bắc.

Xây dựng NTM ở Lạc Sơn: Đích đến là nâng cao đời sống cho người dân

(HBĐT) - Là một trong những xã điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM của tỉnh, 2 năm qua, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tăng thu nhập gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa bàn. Hiện, xã đã đạt được 10/19 tiêu chí. Năm 2011, xã thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với tổng kinh phí 280 triệu đồng, trong đó, NSNN hỗ trợ 200 triệu đồng cho tập huấn, cấp giống và vật tư cho các hộ, nhân dân đóng góp 80 triệu đồng.

Phát triển chợ nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh giai đoạn 2010-2020, đối với tiêu chí số 7 (chợ nông thôn), tổng số xã có chợ trên địa bàn tỉnh 70 xã, chiếm 36,6% số xã, trong đó có 42 xã có chợ đạt tiêu chí số 7, chiếm 21,98% còn 121 xã chưa có chợ, chiếm 63,4%. Sở Công thương là đơn vị được giao tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển xây dựng chợ nông thôn đạt tiêu chí.

Tổng dư nợ cho vay tăng 1,5%

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ toàn địa bàn đến 20/5 đạt 9.063 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng, tương đương 1,5% so với tháng 12/2012, trong đó, phân theo thời hạn cho vay: dư nợ ngắn hạn 4.844 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,4%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 4.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,6%/tổng dư nợ.

Kim Bôi tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Ông Bạch Công Thi, Phó phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Bôi cho biết, UBND huyện đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, trong đó, chú trọng tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đây được coi là các giải pháp then chốt, có vai trò tiếp sức cho nền kinh tế vượt qua sức ép của lạm phát. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai sâu rộng, quyết liệt, huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, dần dần nhận được phản hồi khá tích cực từ phía doanh nghiệp và người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục