(HBĐT) - Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, PV Báo Hòa Bình đã gặp gỡ và ghi lại một số ý kiến, tâm tư, dự định của các nhà quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn trước thềm xuân mới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Bùi Hải Quang, TUV, Giám đốc Sở KH&ĐT
Năm 2013 đầy khó khăn đã khép lại. Với sự nỗ lực chung, tỉnh ta đã đạt được cơ bản các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tốc độ tăng giá tiêu dùng ở mức thấp. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp được phục hồi. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển. Các chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, QP-AN, TTATXH có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên cũng còn một số tồn tại, yếu kém, đó là: Quy mô nền kinh tế nhỏ, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, sản xuất manh mún, năng suất và sản lượng chưa cao, SX-KD chưa tạo được vùng hóa hóa, chưa có một số sản phẩm chủ lực, kết cấu hạ tầng còn thấp... Năm 2014, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 10,5%; GDP đạt 23,2 triệu đồng/người/ năm. Tổng đầu tư toàn xã hội đạt 6.700 tỷ đồng; thực hiện tốt chương trình NTM; có 95% dân số tham gia BHYT... Theo tôi cần tập trung các giải pháp tăng cường ổn định nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thực hiện tốt các biện pháp ổn định giá cả, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh. Thực hiện tốt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, triển khai các giải pháp đối thoại, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất, xây dựng phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, tham gia đầy đủ nghĩa vụ ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh; sử dụng hiệu quả nguồn KH&CN để phục vụ phát triển sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm một số sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 28/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung triển khai và tổ chức thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình, dự án được giao kế hoạch vốn năm 2014 bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hoàn thành giải ngân theo kế hoạch vốn được giao.
Tập trung cơ cấu lại sản xuất - kinh doanh, vượt qua khó khăn
Chủ tịch Hội DNN&V, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Sơn
Năm 2013 có nhiều khó khăn đối với hoạt động sản SX-KD. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng, thu hẹp sản xuất, không dám đầu tư cho SX-KD, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản cho thấy, doanh nghiệp của tỉnh có quy mô, năng lực sản xuất còn nhỏ bé, tính cạnh tranh chưa cao; chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ít sản phẩm xuất khẩu. Kèm theo đó là trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của chủ doanh nghiệp chưa được cơ bản, chất lượng công nhân lao động thấp. Đó là những vấn đề cần giải quyết để phát triển. Bước vào năm mới 2014, dù tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, song vẫn còn nhiều khó khăn cho hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, sức tiêu thụ sản phẩm chậm, dư địa giảm lãi suất không còn nhiều, đầu tư công theo kế hoạch... Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cần đoàn kết, thống nhất, tranh thủ hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, hỗ trợ và phát triển thị trường, tiếp cận với môi trường đầu tư ngày càng cởi mở của tỉnh. Từ đó tập trung cơ cấu lại sản xuất, nâng cao năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá thành và sức cạnh tranh của sản phẩm, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường liên doanh, liên kết hợp tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nhau, cùng vượt qua khó khăn, thách thức, xứng đáng là lực lượng quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh, xứng đáng với sự tin tưởng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân dành cho. Năm mới 2014, chúc cộng đồng doanh nghiệp có thêm niềm tin, sức mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức và thành công thực hiện khát vọng làm giàu chính đáng cho gia đình và quê hương.
Xây dựng “An Thịnh” có sức cạnh tranh và phát triển bền vững
Vũ Duy Bổng
Chủ tịch HĐQT Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình
Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình (An Thịnh) đã kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách đầu tư của tỉnh và thành công nhiều dự án trên địa bàn tỉnh. An Thịnh luôn chủ động về nguồn lực tài chính để thực hiện các chiến lược kinh doanh, hiện đang đầu tư nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh với số vốn hàng nghìn tỷ đồng như dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn, khu đô thị cảng chân dê, khách sạn 4 sao An Thịnh; dự án khu nhà ở công nhân và nhà ở thương mại tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn... Riêng KCN Lương Sơn thực sự là điểm sáng về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo quy hoạch. An Thịnh đã xây dựng môi trường kinh doanh văn hóa, thân thiện, chế độ thu hút nhân tài thỏa đáng gắn trách nhiệm, quyền lợi với những cơ hội thăng tiến, tạo cơ hội cho CB-CNV, NLĐ phát huy năng lực thực hiện các định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp; thực hiện quản lý chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng tối ưu đã tạo ra giá trị nền tảng phát triển bền vững. Cùng với hoạt động sản xuất - kinh doanh, An Thịnh tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng như ủng hộ gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam, xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, đồng bào bị lũ lụt, thiên tai ở Nhật Bản và trong nước... với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Theo đó, An Thịnh đã sở hữu nhiều giải thưởng có uy tín của bộ, ngành T.Ư, địa phương, các tổ chức uy tín trao tặng như: Sao vàng đất Việt, Sao Đỏ, doanh nhân văn hóa, doanh nghiệp doanh nhân vì cộng đồng, Cúp Thánh Gióng, phong cách doanh nhân... Bước vào năm mới 2014, tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, xây dựng An Thịnh phát triển bền vững đóng góp xứng đáng cho quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp.
Liên kết xây dựng vùng gấc nguyên liệu hàng hóa
Phạm Hồng Cương
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đông Dương
Công ty CP Đông Dương là doanh nghiệp trẻ luôn cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như quy hoạch phát triển KT-XH địa phương để triển khai dự án đầu tư. Dù tình hình kinh tế còn khó khăn, tuy nhiên, chúng tôi vẫn xác định còn nhiều cơ hội để triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khi tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế, tiếp giáp với thị trường rộng lớn của Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ, có tiềm năng lớn về đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, lao động để phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch cung cấp cho thị trường. Trong quá trình tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, cùng với khởi động các dự án khác để nắm bắt làn sóng đầu tư khi kinh tế phục hồi mạnh mẽ, Đông Dương đang tập trung triển khai phát triển vùng nguyên liệu trồng gấc, theo phương thức liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân, bảo đảm phát triển hài hòa và bền vững. Đông Dương đang khẩn trương triển khai dự án phát triển vùng nguyên liệu gấc hiện đã phát triển hàng trăm ha để triển khai trồng gấc tại 3 huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi. Đông Dương đặt mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu gấc ổn định, chiết xuất thành công Lycopene từ quả gấc làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng mỹ phẩm dưỡng da mang thương hiệu Việt, xây dựng sản phẩm tốt nhất phục vụ người tiêu dùng.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của huyện Mai Châu góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.
(HBĐT) - Tân Dân là xã vùng hồ, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013, thu nhập bình quân của xã đạt 6,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,42%). Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng trong năm nhỏ hẹp (tổng diện tích đất gieo trồng là 259,6 ha, trong đó, tích lúa nước 2 vụ chỉ có 78 ha/537 hộ/2.194 nhân khẩu; diện tích lúa nương 31 ha, trong đó năng suất đạt 30 tạ/ha), chăn nuôi nhỏ lẻ... Chính vì vậy, bài toán xóa đói - giảm nghèo ở Tân Dân khá nan giải.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trên 6,1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT, đường vào khu sản xuất và ngầm tràn liên hợp tại các xã Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý.
(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức 115 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 500 nông dân, đồng thời xây dựng 48 mô hình sản xuất từ đó trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên.
(HBĐT) - Trong năm 2013, TP Hoà Bình đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển GTNT. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã trên địa bàn đã làm mới, sửa chữa nâng cấp được 13.367 m đường GTNT, trong đó làm mới được 12.667 m đường theo tiêu chuẩn đường NTM và sửa chữa nâng cấp được 700 m đường liên xóm.