Nhóm nông nghiệp hữu cơ xóm Đầm Đa 1, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) trồng các loại rau đậu được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật đem lại giá trị kinh tế cao.
(HBĐT) - Có mặt trên cánh đồng rau hữu cơ xóm Đầm Đa 1, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) chúng tôi bắt gặp hình ảnh những đôi tay thoăn thoắt hái rau lúc trời chiều. Ngừng tay hái, nở nụ cười tươi giữa cánh đồng bát ngát rau xanh, chị Đinh Thị Nga, thành viên trồng rau hữu cơ nhóm Đầm Đa 1 vui vẻ cho biết: Cảm quan ban đầu cho thấy rau vô cơ (sử dụng phân bón hóa học hoặc có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng) trông màu sắc tươi, ngon hơn rau hữu cơ. Người dân ở đây lại thiếu hiểu biết về tính ưu việt của rau hữu cơ nên họ thường chọn mua rau vô cơ.
Chị Nguyễn Thị Dung, Trưởng nhóm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Đầm Đa 1 cho biết: Từ năm 2009, đón đầu nhu cầu thực phẩm sạch của thị trường, tạo ra vành đai nông nghiệp an toàn huyện xây dựng mô hình NNHC, nhóm của chị hoạt động với 5 thành viên, diện tích 3.000 m2. Cánh đồng rau này trồng khoảng 17,18 ha gồm các loại rau cải, rau thơm, mùa này có thêm su hào, bắp cải, súp lơ... Thu hoạch bình quân 7-8 tạ rau/ tháng với giá bán 14.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ ổn định chủ yếu bán cho Công ty Tâm Đạt (Hà Nội) và trường cao đẳng Cộng đồng. Thời vụ rau ăn lá chỉ trồng trong 1 tháng, nhóm tự chủ động nguồn giống. Thời gian thu hoạch rau từ 16-20h hàng ngày theo đơn đặt hàng và thực hiện sơ chế như rửa sạch, bỏ lá già, đóng túi khoảng 300-400g/túi rồi cho vào thùng xốp khoảng 20 kg/thùng chở lên HTX nông sản hữu cơ xóm Mòng, đảm bảo 6h sáng hôm sau là rau có mặt ở một số siêu thị Hà Nội theo đơn đặt hàng. Nhóm của chị có 1 giếng nước, 1 máy bơm tưới cho rau. Thu nhập bình quân của các thành viên khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Với tổng thu sau khi trừ chi phí, nhóm trích lại 1.000 đồng/kg làm quỹ, đến nay, số quỹ được khoảng 10 triệu đồng cho các chị em trong nhóm vay không tính lãi phát triển kinh tế gia đình.
Ngoài ra, từ tháng 5/2012, tận dụng diện tích vườn, gia đình chị Dung thực hiện nuôi gà hữu cơ theo hình thức chăn thả trên diện tích vườn 2.500 m2, bình quân 200-300 con/lứa, khoảng 6 tháng xuất 1 lứa. Mô hình nuôi gà hữu cơ đã được cấp chứng nhận PGS vào tháng 9 vừa qua. Chủ yếu xuất bán cho Công ty Vinagap giá 170.000 đồng/kg, đến nay đã thu được 2 lứa, trọng lượng bình quân từ 1,3-1,7 kg/con. Nguồn thức ăn cho gà từ kiểm soát rau không dùng phân hóa học, không có thuốc BVTV. Thời gian đầu mới làm, chị Dung phải mua giống, đến nay đã nuôi được 60 con gà mẹ ấp.
Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Từ cuối năm 2008, với sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai - Hà Nội), Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Từ cuối năm 2009, các nhóm này đã thành lập liên nhóm rau hữu cơ gồm 4 bộ phận là điều hành, hỗ trợ sản xuất, marketing và bộ phận cấp giấy chứng nhận. Đến nay, Lương Sơn đã thành lập và duy trì được 14 nhóm NNHC có đăng ký, đủ tiêu chuẩn cấp PGS (chứng chỉ xác nhận nông dân tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ của PGS được thực hiện trong dự án phát triển hữu cơ của Hội ND Việt Nam và tổ chức ADDA Đan Mạch) được thực hiện tại 5 xã Nhuận Trạch, Hợp Hòa, Hòa Sơn, Thành Lập, Liên Sơn và thị trấn Lương Sơn với tổng số 91 thành viên, tổng diện tích 104.133 m2, trong đó có 13 nhóm sản xuất rau hữu cơ với 79 thành viên, diện tích 49.763 m2, 1 nhóm sản xuất cây ăn quả hữu cơ có 12 thành viên, diện tích 50.900 m2 và 1 hộ nuôi gà hữu cơ.
Hiện có 3 Công ty đang hợp tác thu mua với liên nhóm là Công ty Vinagap, Tâm Đạt, Tràng An. Sản lượng rau hữu cơ PGS được tiêu thụ qua hợp đồng 50.702 kg bình quân 5.000 đồng/kg, lượng rau hữu cơ PGS được bán tự do tại địa phương từ 500-1.000 kg/ tháng. Tổng sản lượng bán ra tăng so với năm trước từ 1.000-1.500 đồng/kg.
Theo đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn: Sản xuất rau hữu cơ là một trong những mục tiêu trọng điểm để phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng SXHH của huyện Lương Sơn. Thời gian tới, huyện sẽ duy trì và nâng cao chất lượng các nhóm NNHC đã có; mở rộng quy mô, diện tích, địa bàn, chủng loại, chất lượng sản phẩm; liên kết người sản xuất với các siêu thị để thu hút vốn đầu tư, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu rau hữu cơ huyện Lương Sơn.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Lần đầu tiên, ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được cầm món tiền lớn nhất trong đời. Ấy là những tháng đầu năm 2014 khi vụ thu hoạch quýt ngọt vừa kết thúc. Với thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ mùa quýt bội thu, ông mừng mừng, tủi tủi bởi sau bao năm tháng vất vả gây dựng, vùng đất sỏi đá, cằn cỗi này đã không phụ công người làm nên mùa quả ngọt.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, công việc giải ngân, quyết toán, kiểm tra nội bộ... hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu chặng nước rút của cán bộ NHCSXH huyện vùng cao Đà Bắc thật bộn bề. Theo lịch hẹn, chúng tôi có dịp được cùng các cán bộ tín dụng làm cuộc hành trình tới những bản làng vùng cao đã cho chúng tôi thêm những cảm nhận về những cán bộ tín dụng vùng cao tận tuỵ và trách nhiệm để đưa vốn ưu đãi của Chính phủ đến tận tay người thụ hưởng. Tôi chợt nhớ tới ca từ trong ca khúc “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý “Ơ..., sương đêm chưa tan mà bước chân cán bộ đã lên đường/Trải mấy năm qua em đi làm tín dụng,.../Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ...”.
(HBĐT) - Đó là ghi nhận của chúng tôi qua khảo sát thị trường các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Khác với bằng giờ này mọi năm, thay vì tình trạng giá cả tăng vọt, thực phẩm, rau xanh và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu xu hướng không tăng, thậm chí giảm nhẹ.
(HBĐT) - Xã vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc) đang đổi thay, người Hiền Lương đang từng bước đổi mới tư duy, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tận dụng khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong đó, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản là bước đột phá trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nên công tác XĐ-GN ở huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.