Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn sản xuất rau thuộc  dự án Việt Nam - Hàn Quốc tại xóm Chóng, xã Yên Lạc.

Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn sản xuất rau thuộc dự án Việt Nam - Hàn Quốc tại xóm Chóng, xã Yên Lạc.

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện phấn khởi cho biết: Hợp đồng liên kết đã thống nhất UBND huyện Yên Thủy, Công ty CP xuất nhập khẩu GS Việt Nam và các hộ dân tại 4 xã được chọn xây dựng mô hình sẽ hình thành mối liên kết trong cung ứng giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Quá trình thực hiện huyện hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, các hộ dân sẽ lựa chọn diện tích đất liền khoảnh, có thể thâm canh 3 vụ/năm. Để đảm bảo ATTP với bí xanh thương phẩm sẽ tổ chức tập huấn về đảm bảo ATTP cho cán bộ cơ sở và nông dân. áp dụng các quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất và thâm canh theo quy trình Việt Gap, khuyến khích sử dụng các loại phân bón thế hệ mới thân thiện với môi trường, có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của huyện. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở NN&PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho diện tích tham gia mô hình. Theo đó, Yên Thủy sẽ đứng đầu toàn tỉnh về diện tích trồng bí xanh và người dân hoàn toàn yên tâm cho đầu ra của sản phẩm.

 

Không chỉ đẩy mạnh phát triển diện tích bí xanh thương phẩm đảm bảo ATTP, từ mô hình cánh đồng mẫu lớn và thực hiện liên kết giữa 3 nhà, đầu năm 2013, huyện Yên Thủy đã liên kết với Công ty CP Mía đường Việt - Đài và Dự án giảm nghèo triển khai thành công 5 mô hình trồng mía nguyên liệu, quy mô 229,6 ha tại các xã Lạc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đa Phúc, Lạc Hưng. Qua đó, đã hình thành vùng sản xuất cây hàng hóa tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang sản xuất các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản, diện tích đất sản xuất cây vụ đông được nâng lên. Thu nhập, đời sống của bà con nông dân từng bước được nâng cao.

 

Nói về chủ trương và kết quả về dồn điền, đổi thửa, đồng chí Bùi Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện kế hoạch của UBND huyện về việc triển khai thí điểm dồn điền, đổi thửa sản xuất trên địa bàn, cuối tháng 6/2013, BCĐ huyện Yên Thủy và 2 xã Ngọc Lương, Yên Trị cùng ban dồn điền 4 xóm được thành lập. Công tác vận động, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc dồn điền, đổi thửa được triển khai  sâu rộng tới dân cư trên địa bàn. Sau gần 6 tháng triển khai thực hiện với tổng số 184 hộ thuộc 3 xóm Ao Hay (xã Yên Trị), Hổ 2 và Trường Long (xã Ngọc Lương) tham gia đã dồn điền, đổi thửa được 82,72 ha. Trong đó, 37,12 ha tại xóm Ao Hay, 18,62 ha tại xóm Trường Long và 26,96 ha tại xóm Hổ 2. Trước khi dồn điền, đổi thửa, mỗi hộ có từ 4-19 thửa, Sau khi dồn điền, đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn từ 1- 4 thửa, trung bình mỗi hộ còn 3,87 thửa, giảm khoảng 30%. Đất công ích và đất dành cho quy hoạch đã được dồn đổi cơ bản tập trung theo vùng và theo quy hoạch. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung.

 

Việc triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa và liên kết xây dựng mô hình cánh đồng mãu lớn về trồng mía nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP là bước đi quan trọng để huyện Yên Thủy triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM mới năm 2013.

 

 

                                                                             Đức Phượng

 

Các tin khác

Các vườn ươm cây giống xã Liên Hòa (Lạc Thủy) bình quân mỗi vụ cung cấp trên 40 vạn cây giống phục vụ việc trồng rừng trong xã và các xã lân cận.
Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, xóm thăm hỏi, động viên người dân khu tái định cư Kẻ Sâu trước thêm xuân mới.
Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.
Không có hình ảnh

Chuyện về những trang trại chăn nuôi doanh thu tiền tỷ

(HBĐT) - Trại gà đẻ của vợ chồng ông Quách Xuân Sinh, Phạm Thị Lan, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) được đầu tư, gây dựng từ năm 2011. Tuy nằm tít tận vùng đồi, từ đường chính đi vào mất một quãng khá xa nhưng hỏi đến trại gà này, hầu như ai ai trong thôn, xã đều biết cả. Tiếng là xã có đến 4 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới, trang trại của vợ chồng ông Sinh có quy mô đứng hàng nhất, nhì với 4.000 gà đẻ, tiếp đến là trại gà của bà Đỗ Thị Nhài, thôn Đồng Nhất, trại lợn của bà Nguyễn Thị Như Trang cũng ở thôn Đồng Nhất và trại gà của ông Quách Trung Hiếu, thôn Đồng Phú.

Những “cây vàng” ở Cao Phong

(HBĐT) - Không cần những quả đồi hàng vài ha, chỉ cần diện tích vài nghìn m2, người trồng cam, chanh ở Cao Phong đã thâm canh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm. Chỉ có một cây cho thu hàng triệu đồng, có khi hàng chục triệu đồng, đó là những cây “đẻ trứng vàng”.

Đánh thức vùng đất Nam Sơn

(HBĐT) - Con đường ngoằn ngoèo theo những con dốc dẫn vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) hai bên đồi là những cây quýt sai trĩu quả. Dừng lại ngắm những quả đồi lưng chừng là hàng quýt thẳng tắp, bên dưới thấp là những giàn su su đang cho thu hoạch ngọn tôi cảm nhận được sự thay đổi ở vùng đất này.

Ngựa trong đời sống của người vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, xã Lũng Vân (Tân Lạc) còn nhiều khó khăn. Không điện, trường, trạm sơ sài, con đường từ trung tâm huyện lên đến xã như sợi chỉ nối những quả đồi. Mỗi lần mang củ măng, cân ngô, con lợn, con gà chỉ còn cách gánh, gùi hàng chục cây số đến chợ huyện để bán. Nhà nào sang thì mua được con ngựa đỡ vất vả hơn. Lúc đó có điều kiện mua con ngựa là sự xa xỉ. Mỗi lần đi chợ, bà con thường phải đi từ 2-3 giờ sáng mới kịp phiên.

Huyện Yên Thủy bước đầu hình thành những cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.

Vốn chính sách ở huyện Mai Châu: Bạn đồng hành cùng nông dân giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của huyện Mai Châu góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục