Vụ đông - xuân năm 2014, huyện Kim Bôi đã chủ động mở rộng diện tích sản xuất vụ 3, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nông dân xã Vĩnh Đồng thu hoạch khoai tây vụ 3.

Vụ đông - xuân năm 2014, huyện Kim Bôi đã chủ động mở rộng diện tích sản xuất vụ 3, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nông dân xã Vĩnh Đồng thu hoạch khoai tây vụ 3.

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nên công tác XĐ-GN ở huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

 

Qua điều tra năm 2012, huyện Kim Bôi có 25.217 hộ với trên 10 vạn dân. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,35%, hộ cận nghèo chiếm 28,69%. Vì vậy, công tác XĐ-GN luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH, nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ XĐ-GN.

 

Qua rà soát, đánh giá, phân loại hộ nghèo cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói là do thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn, ốm đau, tai nạn... Do vậy, việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế được xác định là hoạt động mũi nhọn giúp họ thoát nghèo bền vững. Hoạt động vay vốn tín dụng dành cho hộ nghèo được ưu tiên thực hiện. Đến nay, trên 80% hộ nghèo có nhu cầu đều được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh từng bước thoát nghèo bền vững. Công tác quy hoạch phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, ngành nghề nông thôn, TTCN, dịch vụ của huyện được thực hiện theo quy hoạch trên cơ sở tiềm năng sẵn có, lợi thế về địa lý của các vùng khác nhau. Năm 2013, bằng các nguồn vốn của các chương trình, dự án, các xã trên địa bàn huyện đã triển khai 18 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, các mô hình hiệu quả được nhân rộng như mô hình nuôi gà thả đồng, trồng ngô đông, trồng cam, trồng chuối tiêu hồng...

 

Cùng với đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, huyện Kim Bôi còn chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách của Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo như chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, vay vốn... Các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả góp phần động viên hộ nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Đến nay có trên 8.000 hộ nghèo được vay vốn của ngân hàng CSXH còn dư nợ với tổng dư nợ trên 83 tỉ đồng. Qua đánh giá trong 10 năm (2003-2013), từ vốn vay ưu đãi đã có trên 13.000 lượt hộ thoát nghèo.

 

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những kết quả mà Đảng bộ, nhân dân huyện Kim Bôi đã đạt được chính là động lực, nền tảng để vươn lên giảm nghèo bền vững. Trong năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực nông thôn trên địa bàn còn 25,2%, giảm 3,2% so với năm 2012. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt trên 11 triệu đồng/người/năm. Huyện đã tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2013, toàn huyện đã tổ chức được 103 lớp chuyển giao KH-KT trồng trọt, chăn nuôi, dạy nghề, cơ khí, hàn, điện dân dụng, may công nghiệp cho 3.230 học viên, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32,3%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong khu vực nông thôn trên địa bàn huyện đạt 95%. Xác định đầu tư cho sản xuất là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn nhất là các công trình giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền và thực hiện các chế độ, chính sách về XĐ-GN đảm bảo đúng quy định. Vận động bà con nông dân tích cực thâm canh tăng vụ; đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất, tăng cường phổ biến các tiến bộ KH-KT, mô hình hay, cách làm có hiệu quả để bà con nông dân áp dụng vào sản xuất.

 

 

                                                                              Đinh Thắng

 

Các tin khác

Lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trình diễn sản xuất rau thuộc  dự án Việt Nam - Hàn Quốc tại xóm Chóng, xã Yên Lạc.
Các vườn ươm cây giống xã Liên Hòa (Lạc Thủy) bình quân mỗi vụ cung cấp trên 40 vạn cây giống phục vụ việc trồng rừng trong xã và các xã lân cận.
Lãnh đạo Đảng, chính quyền xã, xóm thăm hỏi, động viên người dân khu tái định cư Kẻ Sâu trước thêm xuân mới.
Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.

Nỗ lực vượt qua khó khăn xây dựng quê hương giàu đẹp

(HBĐT) - Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, PV Báo Hòa Bình đã gặp gỡ và ghi lại một số ý kiến, tâm tư, dự định của các nhà quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn trước thềm xuân mới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chuyện về những trang trại chăn nuôi doanh thu tiền tỷ

(HBĐT) - Trại gà đẻ của vợ chồng ông Quách Xuân Sinh, Phạm Thị Lan, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) được đầu tư, gây dựng từ năm 2011. Tuy nằm tít tận vùng đồi, từ đường chính đi vào mất một quãng khá xa nhưng hỏi đến trại gà này, hầu như ai ai trong thôn, xã đều biết cả. Tiếng là xã có đến 4 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới, trang trại của vợ chồng ông Sinh có quy mô đứng hàng nhất, nhì với 4.000 gà đẻ, tiếp đến là trại gà của bà Đỗ Thị Nhài, thôn Đồng Nhất, trại lợn của bà Nguyễn Thị Như Trang cũng ở thôn Đồng Nhất và trại gà của ông Quách Trung Hiếu, thôn Đồng Phú.

Những “cây vàng” ở Cao Phong

(HBĐT) - Không cần những quả đồi hàng vài ha, chỉ cần diện tích vài nghìn m2, người trồng cam, chanh ở Cao Phong đã thâm canh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm. Chỉ có một cây cho thu hàng triệu đồng, có khi hàng chục triệu đồng, đó là những cây “đẻ trứng vàng”.

Đánh thức vùng đất Nam Sơn

(HBĐT) - Con đường ngoằn ngoèo theo những con dốc dẫn vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) hai bên đồi là những cây quýt sai trĩu quả. Dừng lại ngắm những quả đồi lưng chừng là hàng quýt thẳng tắp, bên dưới thấp là những giàn su su đang cho thu hoạch ngọn tôi cảm nhận được sự thay đổi ở vùng đất này.

Ngựa trong đời sống của người vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, xã Lũng Vân (Tân Lạc) còn nhiều khó khăn. Không điện, trường, trạm sơ sài, con đường từ trung tâm huyện lên đến xã như sợi chỉ nối những quả đồi. Mỗi lần mang củ măng, cân ngô, con lợn, con gà chỉ còn cách gánh, gùi hàng chục cây số đến chợ huyện để bán. Nhà nào sang thì mua được con ngựa đỡ vất vả hơn. Lúc đó có điều kiện mua con ngựa là sự xa xỉ. Mỗi lần đi chợ, bà con thường phải đi từ 2-3 giờ sáng mới kịp phiên.

Huyện Yên Thủy bước đầu hình thành những cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục