Từ ngày 6 trở đi, hoạt động mua, bán ở các chợ nhộn nhịp trở lại (ảnh tại chợ Phương Lâm – thành phố Hòa Bình)
(HBĐT) - Đó là ghi nhận của chúng tôi qua khảo sát thị trường các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Khác với bằng giờ này mọi năm, thay vì tình trạng giá cả tăng vọt, thực phẩm, rau xanh và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu xu hướng không tăng, thậm chí giảm nhẹ.
Như thông lệ, các chợ bắt đầu họp vào sáng mồng 2 Tết, từ sáng mồng 3 trở đi, mọi hoạt động của chợ gần như đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn chưa có đông người tiêu dùng đến đây mua sắm. Bà Hiền, tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống ở chợ Thái Bình cho biết: Thường thì sau dịp Tết, các loại tôm, cá, ngao, mực rất đắt hàng nhưng năm nay lại không thế. Dự liệu được sức mua nên tiểu thương chúng tôi cũng gom bán với số lượng vừa phải. Ngay như sáng mồng 5, mồng 6 Tết rồi mà người bán vẫn chỉ bán được túc tắc, người có nhu cầu mua hàng không nhiều.
Các loại thực phẩm gồm cá, tôm, thịt bò và rau xanh, hoa quả là những thứ tiêu dùng nhiều vào dịp sau Tết. Đây cũng là mặt hàng chủ yếu cung ứng ở các chợ thời điểm này. Mở hàng từ sớm mồng 3 Tết, bà Dung, nông dân xóm 6, xã Sủ Ngòi xởi lởi: Các loại rau cần, muống, cải, xà lách… phục vụ nhu cầu người dân ăn lẩu đã bán khá chạy nhưng giá không tăng so với trước Tết vì thời tiết nắng ấm thuận lợi, các loại rau sinh trưởng mạnh nên không khan hiếm. Theo anh Việt ở tổ 25, phường Chăm Mát, giá cả thực phẩm, rau xanh sau Tết không biến động. Đơn cử như cá trắm vẫn giữ giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, rau xanh 3.000 – 4.000 đồng/bó tùy loại, su hào 2.000 – 2.500 đồng/củ, thịt bò 280.000 đồng/kg.
Sở dĩ thị trường dịp sau Tết duy trì giá cả bình ổn như hiện nay, theo bà Trần Ngọc Mai, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương): Nhờ diễn biến thời tiết thuận lợi, nguồn cung rau xanh, thực phẩm dồi dào, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát. Mặt khác, có không ít gia đình chủ động được nguồn thực phẩm, rau xanh dự trữ cho cả tuần lễ trong, sau Tết. Người tiêu dùng không chỉ mua được thực phẩm, rau tươi ngon, giá cả ổn định mà trong dịp này, nhiều sản phẩm, nhóm hàng hóa khác cũng diễn biến ổn định nhờ tác động lan tỏa của tình hình giá cả thị trường chung. Sau Tết, một số quán ăn sáng đã phục vụ khách trở lại, giá phở bò, phở gà từ 30.000 – 35.000 đồng/bát, lượng khách đến ăn còn thưa thớt. Các loại hoa quả như cam, táo, dưa hấu cơ bản giữ giá, có loại giảm giá từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với trước Tết.
Sau Tết, không có cảnh thực phẩm, rau xanh và một số hàng hóa khác ùn ùn “đội giá” như những năm trước, người tiêu dùng yên tâm, phấn khởi bởi điều này. Tiểu thương ở các chợ mong mỏi thị trường sẽ nhộn nhịp trở lại trong vài ngày tới khi kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc, cán bộ, công chức, người lao động, HSSV trở lại làm việc và học tập bình thường.
Bùi Minh
(HBĐT) - “Tết này xóm làng sẽ đông vui hơn, mọi người, mọi nhà sẽ đón Tết trong không khí ấm tình đoàn kết, chúng tôi cố gắng để làm được điều đó” - đồng chí Bàn Thị Hạnh, Bí thư Chi bộ xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) tỏ bày. Đến tìm hiểu cuộc sống của các hộ gia đình ở khu tái định cư Kẻ Sâu (thuộc xóm Mít) tôi mới thấy được lời nói đó của người Bí thư chi bộ thật sự có ý nghĩa.
(HBĐT) - Phấn đấu trở thành hậu cần cung ứng cho thị trường thành phố Hà Nội, từng bước xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, mía, rau đặc sản đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP là chuỗi hoạt động khởi đầu để sản xuất nông sản hàng hóa tỉnh ta nắm cơ hội vươn ra thị trường lớn.
(HBĐT) - Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, PV Báo Hòa Bình đã gặp gỡ và ghi lại một số ý kiến, tâm tư, dự định của các nhà quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn trước thềm xuân mới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(HBĐT) - Trại gà đẻ của vợ chồng ông Quách Xuân Sinh, Phạm Thị Lan, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) được đầu tư, gây dựng từ năm 2011. Tuy nằm tít tận vùng đồi, từ đường chính đi vào mất một quãng khá xa nhưng hỏi đến trại gà này, hầu như ai ai trong thôn, xã đều biết cả. Tiếng là xã có đến 4 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới, trang trại của vợ chồng ông Sinh có quy mô đứng hàng nhất, nhì với 4.000 gà đẻ, tiếp đến là trại gà của bà Đỗ Thị Nhài, thôn Đồng Nhất, trại lợn của bà Nguyễn Thị Như Trang cũng ở thôn Đồng Nhất và trại gà của ông Quách Trung Hiếu, thôn Đồng Phú.
(HBĐT) - Không cần những quả đồi hàng vài ha, chỉ cần diện tích vài nghìn m2, người trồng cam, chanh ở Cao Phong đã thâm canh cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi năm. Chỉ có một cây cho thu hàng triệu đồng, có khi hàng chục triệu đồng, đó là những cây “đẻ trứng vàng”.
(HBĐT) - Con đường ngoằn ngoèo theo những con dốc dẫn vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) hai bên đồi là những cây quýt sai trĩu quả. Dừng lại ngắm những quả đồi lưng chừng là hàng quýt thẳng tắp, bên dưới thấp là những giàn su su đang cho thu hoạch ngọn tôi cảm nhận được sự thay đổi ở vùng đất này.