Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn kiểm tra tình hình sản xuất, đầu tư hạ tầng thủy lợi tại xã Cư Yên.

Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn kiểm tra tình hình sản xuất, đầu tư hạ tầng thủy lợi tại xã Cư Yên.

(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế khó khăn, Lương Sơn - vùng đất từng sôi động bởi các doanh nghiệp, dự án đầu tư khi trước nay cũng trầm lắng. Toàn huyện có 721 cơ sở sản xuất công nghiệp thì chỉ có khoảng 20% là hoạt động hiệu quả, còn lại phần lớn doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, hàng tồn kho nhiều. Nhiều chương trình, dự án, kế hoạch, dự định đầu tư của ngân sách và doanh nghiệp phải gác lại. Nợ đọng thuế hơn 57 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 67,9% dự toán. Những khó khăn khách quan chung của bối cảnh kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Lương Sơn.

 

Dù còn khó khăn nhưng Lương Sơn đang đứng trước nhiều cơ hội mở. Lương Sơn có bề dày truyền thống kiên cường cách mạng được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Về hiện tại, Lương Sơn có những tiềm năng, lợi thế so sánh khi kề cận với thủ đô Hà Nội và có những tuyến giao thông động lực chạy qua, được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý, lao động đã, đang tạo ra những giá trị, năng lực mới cho Lương Sơn. Thực tế trong những năm qua, huyện đã tranh thủ khá hiệu quả ngoại lực - các nguồn lực giúp đỡ, phát huy nội lực, tạo được những bước tiến dài về diện mạo. Hàng năm, huyện đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân 18%. Lương Sơn vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư. Lương Sơn dẫn đầu tỉnh về số dự án cũng như tổng mức đầu tư. Số dự án đi vào hoạt động ngày càng nhiều và hiệu quả. Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển trông thấy. Kết cấu hạ tầng các xã vùng nông thôn đang được đầu tư theo quy hoạch. Nông nghiệp phát triển theo hướng đầu tư thâm canh hàng hóa sạch và chất lượng cao, phục vụ các đô thị lớn. Chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.

 

      

Công ty TNHH Minh Trung (khu công nghiệp Lương Sơn) đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

 

Trong khó khăn, thế nhưng năm 2013, Lương Sơn cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế đạt 12,2%. Trong đó nông - lâm nghiệp tăng 2,9%, công nghiệp - xây dựng 15,4%, thương mại - dịch vụ 16%. Cơ cấu kinh tế theo thứ tự trên lần lượt là 25%, 47% và 28%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,8 triệu đồng/năm. Năm 2013, huyện có 22/30 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trồng rừng mới vượt kế hoạch, thương mại, du lịch phát triển mạnh. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả. Theo đồng chí Bí thư Huyện ủy Lương Sơn Hoàng Văn Đức: Ngoài những tiềm năng, lợi thế sẵn có, hiện nay Lương Sơn đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hiện thực hóa chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH khi  xác định nhân tố con người làm động lực cho sự phát triển. Cùng đi thực tế kiểm tra sản xuất chiều cuối năm áp Tết với các đồng chí lãnh đạo huyện, chúng tôi cảm nhận sâu sắc cả hệ thống chính trị đang chuyển động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Chuyển biến và hiệu quả công tác cán bộ đã bước đầu dịch chuyển. Về sản xuất nông nghiệp, nông dân làm chủ khoa học - kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình thực tế đem lại cơ hội đổi đời cho nhiều vùng quê. Bộ mặt nông thôn mới đã định hình rõ nét. Đất đai được tận dụng làm ra của cải vật chất cho người nông dân. Bước tiến đáng ghi nhận của huyện là năm 2013, Lương Sơn tiếp tục tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện xuống cơ sở. Công tác cán bộ được thực hiện bài bản, đúng quy trình. Đến nay, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các khối đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn đã vận hành ổn định và hiệu quả. Lương Sơn là huyện hoàn thành quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020 trình BTV Tỉnh ủy phê duyệt. Đồng chí Bí thư Huyện ủy Lương Sơn Hoàng Văn Đức chia sẻ: Đối với Lương Sơn được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng đồng thời là vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Trong tương lai, huyện cần thực hiện hai chương trình lớn, đó là chương trình xây dựng NTM, trong đó 5 xã điểm đặt mục tiêu phải đạt tiêu chuẩn NTM vào năm 2015, số xã còn lại hoàn thành trong năm 2020. Thứ hai là chương trình đô thị hóa, phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Lương Sơn làm hành trang thành thị xã trực thuộc tỉnh. Tính ra nguồn lực đầu tư rất lớn, khoảng 3.000 tỷ đồng. Trong lúc ngân sách Nhà nước đang gặp khó khăn, các thành phần kinh tế cũng hoạt động trầm lắng. Nhiệm vụ đặt ra nặng nề nhưng cũng đầy vinh quang đó đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện. Để thực hiện các mục tiêu này, Lương Sơn đang triển khai các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án đầu tư. Thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lĩnh vực gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH, chuẩn bị hành trang, điều kiện cần thiết để tạo nên sức bứt phá mạnh mẽ trong tương lai, xây dựng Lương Sơn thành vùng trọng điểm kinh tế.

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Hà Văn Hưng bên gốc quýt ngọt sai quả.
Anh Hoàng Mạnh Cường cán bộ tín dụng ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc trao đổi cách sử dụng vốn hiệu quả với các hộ vay vốn xã Đồng Ruộng.
Từ ngày 6 trở đi, hoạt động mua, bán ở các chợ nhộn nhịp trở lại (ảnh tại chợ Phương Lâm – thành phố Hòa Bình)

Lung linh vùng hồ Hiền Lương

(HBĐT) - Xã vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc) đang đổi thay, người Hiền Lương đang từng bước đổi mới tư duy, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tận dụng khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong đó, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản là bước đột phá trong phát triển kinh tế.

Nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội nên công tác XĐ-GN ở huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Huyện Yên Thủy bước đầu hình thành những cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.

Vùng quê Liên Hòa đổi mới

(HBĐT) - Trong se lạnh của tiết trời cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ), trước mắt chúng tôi là màu xanh trải dài của rừng keo, những quả đồi được nhuộm vàng bởi vườn cam Canh, cam Vinh chín vàng đang cho thu hoạch. Một mùa xuân mới ấm áp đã đến trên vùng quê Liên Hoà.

Cuộc sống mới trên đất Kẻ Sâu

(HBĐT) - “Tết này xóm làng sẽ đông vui hơn, mọi người, mọi nhà sẽ đón Tết trong không khí ấm tình đoàn kết, chúng tôi cố gắng để làm được điều đó” - đồng chí Bàn Thị Hạnh, Bí thư Chi bộ xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) tỏ bày. Đến tìm hiểu cuộc sống của các hộ gia đình ở khu tái định cư Kẻ Sâu (thuộc xóm Mít) tôi mới thấy được lời nói đó của người Bí thư chi bộ thật sự có ý nghĩa.

Nông sản đón cơ hội vươn xa

(HBĐT) - Phấn đấu trở thành hậu cần cung ứng cho thị trường thành phố Hà Nội, từng bước xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, mía, rau đặc sản đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP là chuỗi hoạt động khởi đầu để sản xuất nông sản hàng hóa tỉnh ta nắm cơ hội vươn ra thị trường lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục