Từ chương trình hỗ trợ giống, nông dân xã Phú Lai (Yên Thủy) thực hiện chuyển đổi đất ruộng sang trồng rau, màu cho thu nhập gấp đôi cấy lúa.

Từ chương trình hỗ trợ giống, nông dân xã Phú Lai (Yên Thủy) thực hiện chuyển đổi đất ruộng sang trồng rau, màu cho thu nhập gấp đôi cấy lúa.

(HBĐT) - Yên Lạc là một trong những xã của huyện Yên Thủy có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh. 3 năm gần đây, một số mô hình được thực hiện ứng dụng trên đồng đất các xóm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân. Đơn cử như mô hình trồng khoai lang Nhật trên đồng đất xóm Lạc Vượng, các loại rau Hàn Quốc trên đồng đất xóm Chóng...

 

Đồng chí Trần Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thông qua các mô hình, hộ sản xuất thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nắm bắt được KH-KT, công nghệ mới, an toàn, đồng thời, giá trị kinh tế, thu nhập trên mỗi ha diện tích canh tác tăng lên gấp vài lần. Năm 2013, sản xuất nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng, góp phần tăng thu nhập bình quân của xã lên hơn 20 triệu đồng/người/năm.       

 

Tại các xã thuận lợi như Yên Trị, Ngọc Lương hay các xã vùng khó khăn như: Lạc Lương, Lạc Hưng, Đoàn Kết, Bảo Hiệu, sản xuất nông nghiệp cũng được đầu tư, hỗ trợ đáng kể. Năm 2013, huyện đã hỗ trợ cung ứng vật tư theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số 19.961 kg giống lúa Khang Dân, 2.426 kg giống lúa VS1, 4.035 kg giống lúa TH 3 - 4, 227 kg giống ngô NK54 và 1.419 kg giống ngô Bioseed 9698. Bên cạnh đó, triển khai hỗ trợ 105 ha mô hình trồng ngô vụ đông, bao gồm 100 ha giống ngô VS36, 5 ha ngô HN88 từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp và KHCN. Cung ứng cho nông dân 15 tấn giống, trên 100 tấn phân bón và nhiều loại thuốc BVTV, cấp phát tờ rơi quy trình kỹ thuật đến 2.250 hộ dân.

 

Từ nguồn kinh phí huy động các chương trình, dự án cho nông nghiệp khoảng 8,28 tỷ đồng, huyện đã thực hiện 25 mô hình sản xuất. Theo đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện đánh giá: Các mô hình đã có ảnh hưởng, tác động tích cực đến phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng quy mô diện tích trồng trọt ở địa phương, được hộ dân đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. Trong đó có 1 mô hình trồng bí đỏ quy mô 6 ha tại xã Bảo Hiệu, 2 mô hình nuôi cá rô phi đơn tính quy mô 0,36 ha tại xã Yên Trị và 10 ha tại xã Ngọc Lương, 5 mô hình trồng mía nguyên liệu quy mô 229,6 ha tại các xã Lạc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đa Phúc, Lạc Hưng.

 

Trong năm, trạm KN-KL huyện xây dựng và thực hiện thành công 3 mô hình trình diễn trồng khảo nghiệm 4 giống ngô lai và 2 giống lúa thuần cho 120 lượt người tham gia. Từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM thực hiện 9 mô hình, trong đó 2 mô hình trồng lúa cao sản quy mô 11,7 ha, 2 mô hình bí xanh quy mô 12 ha tại 2 xã Yên Lạc, Phú Lai, 3 mô hình nuôi gà thả vườn quy mô 5.100 con tại xã Yên Lạc, Ngọc Lương, 1 mô hình thâm canh ngô lai NK6326 quy mô 8,7 ha vụ đông tại xã Ngọc Lương cho 260 hộ tham gia. Đồng thời, mở 75 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 2.140 lượt người tham gia, trong đó, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi 20 lớp. Tổ chức 4 cuộc hội thảo tuyên truyền lan rộng mô hình, 81 lớp học hiện trường (FFS) đến tận các xóm, khu phố có nhu cầu về kiến thức cây trồng, vật nuôi cho gần 2.000 lượt người tham gia.

 

Kết quả nổi bật qua các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất trong năm 2013 là đã xuất hiện nhiều cánh đồng, vùng cây, rau hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 15,3%, bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt 20,9 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm còn 17,43%.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình thực hiện cánh đồng mẫu lớn trồng bí xanh trên địa bàn xã Bảo Hiệu.
Nhóm nông nghiệp hữu cơ xóm Đầm Đa 1, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) trồng các loại rau đậu được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật đem lại giá trị kinh tế cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Lương Sơn chuẩn bị hành trang tăng tốc trong tương lai

(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế khó khăn, Lương Sơn - vùng đất từng sôi động bởi các doanh nghiệp, dự án đầu tư khi trước nay cũng trầm lắng. Toàn huyện có 721 cơ sở sản xuất công nghiệp thì chỉ có khoảng 20% là hoạt động hiệu quả, còn lại phần lớn doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, hàng tồn kho nhiều. Nhiều chương trình, dự án, kế hoạch, dự định đầu tư của ngân sách và doanh nghiệp phải gác lại. Nợ đọng thuế hơn 57 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 67,9% dự toán. Những khó khăn khách quan chung của bối cảnh kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Lương Sơn.

Cây hoa hồng trên đồng đất Tân Vinh

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thời qua, nhiều hội viên nông dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây hoa hồng và ban đầu đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Người trồng quýt ngọt trên đất cằn Nam Sơn

(HBĐT) - Lần đầu tiên, ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được cầm món tiền lớn nhất trong đời. Ấy là những tháng đầu năm 2014 khi vụ thu hoạch quýt ngọt vừa kết thúc. Với thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ mùa quýt bội thu, ông mừng mừng, tủi tủi bởi sau bao năm tháng vất vả gây dựng, vùng đất sỏi đá, cằn cỗi này đã không phụ công người làm nên mùa quả ngọt.

“Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ...”

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, công việc giải ngân, quyết toán, kiểm tra nội bộ... hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu chặng nước rút của cán bộ NHCSXH huyện vùng cao Đà Bắc thật bộn bề. Theo lịch hẹn, chúng tôi có dịp được cùng các cán bộ tín dụng làm cuộc hành trình tới những bản làng vùng cao đã cho chúng tôi thêm những cảm nhận về những cán bộ tín dụng vùng cao tận tuỵ và trách nhiệm để đưa vốn ưu đãi của Chính phủ đến tận tay người thụ hưởng. Tôi chợt nhớ tới ca từ trong ca khúc “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý “Ơ..., sương đêm chưa tan mà bước chân cán bộ đã lên đường/Trải mấy năm qua em đi làm tín dụng,.../Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ...”.

Sau Tết, thực phẩm, rau xanh giữ giá ổn định

(HBĐT) - Đó là ghi nhận của chúng tôi qua khảo sát thị trường các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Khác với bằng giờ này mọi năm, thay vì tình trạng giá cả tăng vọt, thực phẩm, rau xanh và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu xu hướng không tăng, thậm chí giảm nhẹ.

Lung linh vùng hồ Hiền Lương

(HBĐT) - Xã vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc) đang đổi thay, người Hiền Lương đang từng bước đổi mới tư duy, tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tận dụng khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong đó, đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản là bước đột phá trong phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục